Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Bài 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

Thảo luận trong 'Chương 1: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM' bắt đầu bởi Vật Lí, 19/9/16.

  1. Bella

    Bella Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    9/10/17
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Lúc 7 giờ, một ô tô chạy từ địa điểm A đến địa điểm M với vận tốc 60km/h, cùng lúc đó một xe máy khởi hành từ địa điểm B chuyển động cùng chiều với ô tô với vận tốc 30km/h. Biết địa điểm A và địa điểm B cách nhau 45km và coi chuyển động của hai xe là chuyển động thằng đều.
    a) Tìm thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.
    b) Tính quãng đường mà mỗi xe đã đi được cho đến khi gặp nhau.
     
    1. Tăng Giáp
      a) Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B. Chọn gốc thời gian lúc 7 giờ. Ta có: $x_1=60t$ và $x_2=45+30t $ (km;h)
      Khi hai xe gặp nhau: $x_1=x_2 \Rightarrow 60t=45+30t$
      Giải phương trình, tìm được $t=1,5h \Rightarrow x_1=60.1,5=90 km $.
      b) Lúc gặp nhau: $s_A=x_1=90km$ và $s_B=30.1,5=45km$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  2. nhansamnhanvietvn

    nhansamnhanvietvn Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    21/7/17
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một khối gỗ nằm trên sàn ngang. Kéo khối gỗ bởi lực $F = 20$ N nằm ngang thì khố gỗ chuyễn động thẳng đều. Nếu đặt thêm vật nặng khối lượng $m' = 15 kg$ lên khối gỗ thì phải kéo khối gỗ với lực $F' = 50$ N nằm ngang khối gỗ sẽ chuyển động thẳng đều. Lấy $g = 10m/s^2$. Tìm khối lượng của khối gỗ và hệ số ma sát giữa khối gỗ với sàn.
     
    1. Tăng Giáp
      Khối gỗ chuyển động thẳng đều:
      $F = f_{ms} = \mu mg$.
      Khi có thêm vật nặng $m' : $
      $F' = F'_{ms} = \mu (m + m')g$
      $\Rightarrow \frac{F'}{F} = \frac{m + m'}{m} = \frac{5}{2} \Rightarrow m = 10 kg $ và $\mu = 0,2$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  3. Bella

    Bella Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    9/10/17
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Hai xe chuyển động đều trên cùng một đường thẳng. Vận tốc của xe ($I$) là $20$ m/s, xe ($II$) là $10$m/s. Lúc $t = 0$, hai xe cách nhau $200$m. Chọn gốc tọa độ là vị trí của xe ($I$) lúc $t = 0$, chiều dương là chiều chuyển động của hai xe.
    a) Viết phương trình chuyển động của mỗi xe.
    b) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe, từ đồ thị hãy xác định thời điểm và nơi gặp nhau của hai xe. Kiểm tra lại bằng phép tính.
     
    1. Tăng Giáp
      Hai xe chuyển động đều trên cùng một đường thẳng. Vận tốc của xe ($I$) là $20$ m/s, xe ($II$) là $10$m/s. Lúc $t = 0$, hai xe cách nhau $200$m. Chọn gốc tọa độ là vị trí của xe ($I$) lúc $t = 0$, chiều dương là chiều chuyển động của hai xe.
      a) Viết phương trình chuyển động của mỗi xe.
      b) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe, từ đồ thị hãy xác định thời điểm và nơi gặp nhau của hai xe. Kiểm tra lại bằng phép tính.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  4. Miko

    Miko Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    7/10/17
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Hai xe chuyển động đều trên cùng một đường thẳng. Vận tốc của xe ($I$) là $20$ m/s, xe ($II$) là $10$m/s. Lúc $t = 0$, hai xe cách nhau $200$m. Chọn gốc tọa độ là vị trí của xe ($I$) lúc $t = 0$, chiều dương là chiều chuyển động của hai xe.
    a) Viết phương trình chuyển động của mỗi xe.
    b) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe, từ đồ thị hãy xác định thời điểm và nơi gặp nhau của hai xe. Kiểm tra lại bằng phép tính.
     
    1. Tăng Giáp
      a) Phương trình chuyển động của mỗi xe.
      Xe ($I$):
      $t_{01} = 0, x_{01} = 0, v_1 = 20$ m/s $\Rightarrow x_1 = 20t$ (m,s)
      Xe ($II$) :
      $t_{02}, x_{02} = 200$ m, $v_2 = 10$ m/s $\Rightarrow x_2 = 200+ 10t$ (m,s)
      b) Vẽ đồ thị . Xác định thời điểm và nơ hai xe gặp nhau.
      - Đồ thị chuyển động :
      + xe ($I$) là đoạn thẳng ($I$).
      + xe ($II$) là đoạn thẳng ($II$).
      - Hai đồ thị cắt nhau tại M $(t_M = 20, x_M = 400)$. Nơi gặp cách vị trí xe ($I$) lúc $t = 0$ là $400$ m sau thời gian $20$ s.
      -Thử lại : $x_1 = x_2$ $\Rightarrow $ có lại kết quả trên. [​IMG]
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  5. milubuxu

    milubuxu Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    4/8/17
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Hai ô tô chuyển động đều trên đường thẳng. Vận tốc của ô tô A là $50$ km/h, của ô tô B là $30$ km/h. Tìm vận tốc của ô tô A đối với ô tô B trong hai trường hợp :
    a) Hai ô tô chuyển động cùng chiều.
    b) Hai ô tô chuyển động ngược chiều.
     
    1. Tăng Giáp
      Ta có $ \overrightarrow{V}_{A/B}$ = $ \overrightarrow{V}_A $ - $ \overrightarrow{V}_B$; $ \overrightarrow{A}$, $ \overrightarrow{V}_B$ cùng phương nên $V_{A/B} = V_{xA} - V_{xB}$.
      Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe A.
      a) hai xe chuyển động cùng chiều :
      $V_xA = 50$ km/h, $V_{xB} = 30$ km/h $\Rightarrow V_{A/B} = 20$km/h.
      b) Hai xe chuyển động ngược chiều :
      $V_{xA} = 50$ km/h, $V_{xB} = -30$ km/h $\Rightarrow V_{A/B} = 80$ km/h.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  6. Phạm Hoàng Cường

    Phạm Hoàng Cường Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    10/7/17
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Lúc $7$ giờ, một người đi xe đạp với vận tốc $15$ km/h gặp một người đi mô tô ngược chiều với vận tốc $30$ km/h trên cùng đoạn đường thẳng tại A. Đến $8$ hời người đi mo tô dừng lại nghỉ $30$ phút rồi quay lại đuổi theo người đi xe đạp bằng vận tốc v không đổi thì gặp người xe đạp lúc 10 giờ.
    a) Vẽ đồ thị chuyển động của hai người.
    b) Từ đồ thị, các định nơi hai xe gặp nhau, tính vận tốc v.
     
    1. Tăng Giáp
      a) Vẽ đồ thị chuyển động.
      Chọn hệ trục tọa độ như Hình, gốc thời gian là lúc hai xe găp nhau tại A, chiều dương là chiều chuyển động của người đi xe đạp.
      Đồ thị chuyển động :
      + Của người đi xe đạp : đoạn thẳng OM.
      + Của người đi mô tô gồm :
      - Giai đoạn (1) : đoạn thẳng OP với $7$h $\leq$ t $\leq 8h$.
      - Giai đoạn (2) : đoạn thẳng PQ với $8$h $\leq$ t $\leq 8$h$30$
      - Giai đoạn (3) : đoạn thẳng QM với $8$h$30$ $\leq$ t $\leq 10$h.
      b) Xác định nơi gặp, tính v.
      Hai đồ thị cắt nhau tại M ($t_M = 3, x_M = 45$) $\Rightarrow $ nơi gặp cách A $45$ km.
      Vận tốc của xe mô atoo trong giai đoạn (3) :
      $v$ = $\frac{x_M - 20)}{t_M -t_Q}$ = $\frac{45 + 30}{3 - 1,5} = 50$ (km/h)
      [​IMG]
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  7. huangrong001

    huangrong001 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    5/7/17
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một vật chuyển động thẳng đều, lúc $t_1 = 2 s$ vật đến A có tọa độ $x_1 = 6 m$, lức $t_2 = 5 s$ vật đến B có tọa độ $x_2 = 12 m$. Viết phương trình tọa độ của vật.
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn trục tọa độ $x'Ox$ trung với quỹ đạo của vật, chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động.
      Vận tốc của vật $v = \frac{x_2 - x_1}{t_2 - t_1} = 2$ (m/s)
      Phương trình tọa độ $x = vt + x_0$
      lúc $t = 2 s \Rightarrow 6 = 2.2 + x_0 \Rightarrow x_0 = 2$ m.
      Vậy $x = 2t + 2$ (m,s).
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  8. Huehong

    Huehong Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    1/8/17
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Hai thành phố A,B cách nhau $40$ km. Cùng một lúc xe thứ nhất qua A với vận tốc $10 km/h$. xe thứ hai qua B với vận tốc $6km/h$. Viết phương trình tọa độ của mỗi xe trong hai trường hợp :
    a) Hai xe chuyển động theo chiều từ A đến B.
    b) Hai xe chuyển động ngược chiều.
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn gốc tọa độ A, gốc thời gian là lúc xe thứ nhất qua A, chiều dương từ A đến B.
      a) Hai xe chuyển động cùng chiều.
      Xe I : $t_{01} = 0, x_{01} = 0, v_1 = 10 km/h$.
      $x_1 = x_{01} + v_1 (t - t_{01}) = 10t$ (km,h)
      Xe II : $t_{02} = 0, x_{02} =40 km, v_2 = 6$km/h.
      $x_2 = x_{02} + v_2 (t - t_{02}) = 40 + 6t$ (km,h).
      b) Hai xe chuyển động ngược chiều.
      Xe I : $x_1 = 10t$ (km,h).
      Xe II : $t_{02} = 0, x_{02} = 40km, v_2 = - 6 km/h$.
      $x_2 = x_{02} + v_2 (t - t_{02}) = 40 - 6t$ (km,h).
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  9. huespvl

    huespvl Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    11/7/17
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một vận động viên chạy trên một đoạn đường thẳng từ $A$ đến $B$ với $AB= 100m $ mất $20s$. Sau đó vận động viên này đi bộ ngược lại từ $B$ đến $C$ với $BC=20m$ mất $10s$. Chọn trục toạ độ có chiều dài từ $A$ đến $B$. Tính tốc độ và vận tốc trung bình của vận động viên này.
    a) Trong thời gian $20s$ đầu.
    b) Trong suốt thời gian $30s$.
     
    1. Tăng Giáp
      a) Tốc độ trung bình trong $20s$ đầu: $\frac{100}{20}=5(m/s) $
      Vận tốc trung bình trong $20s$ đầu: $v_{tb}= \frac{\overline{AB} }{\Delta t} =\frac{100}{20}=5(m/s) $.
      b) Tốc độ trung bình trong suốt $30s$: $\frac{100+20}{30}=4(m/s) $.
      Vận tốc trung bình trong suốt $30s: v_{tb}= \frac{\overline{AC} }{\Delta t'}= \frac{80}{20+10} =2,7(m/s)$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  10. humapro26

    humapro26 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    1/6/17
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Trên quãng đường thẳng dài $32km$ giữa Hà Nội và Bắc Ninh, một xe đạp chạy từ Hà Nội với vận tốc không đổi $36km/h$ trong khoảng thời gian $t$, sau đó chạy chậm dần đều trong thời gian $20s$ cho đến khi có vận tốc $28,8 km/h$ thì chuyển động đều với vận tốc này cũng trong khoảng thời gian $t$ thì vừa đến Bắc Ninh.
    Hãy tính thời gian tổng cộng xe đã chạy.
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn gốc tọa độ là Hà Nội, chiều dương là chiều chuyển động, các vận tốc đều có giá trị dương.
      + Quãng đường đầu tiên xe chạy thẳng đều với vận tốc $36km/h=10m/s$ là $s_1= x_1-x_0=10t$.
      + Trên quãng đường thứ hai, từ vận tốc đầu là $10m/s$, xe giảm tốc độ cho đến khi có vận tốc $28,8km/h=8m/s$ nên gia tốc được tính:
      $a= \frac{8-10}{20} =-0,1 m/s^2$.
      Vậy, nếu chọn gốc thời gian mới là lúc xe đạp bắt đầu chạy chầm dần đều thì quãng đường thứ hai này dài:
      $s_2= x_2-x_1=\frac{1}{2}at'^2+v_0t' ; $
      $=\frac{1}{2} (-0,1).20^2+10. 20= 1,8.10^2 m$.
      +Quãng đường thứ ba dài: $s_3=x_3-x_2= 8t$.
      Vì quãng đường Hà Nội-Bắc Ninh dài $32km=32.10^3m$ nên:
      $s_1+s_2+s_3 =10t+1,8.10^2+8t= 32.10^3 m$;
      $t= 1,8.10^3 s$.
      Vậy thời gian chạy xe bằng :
      $t+20 +t=1,8.10^3+20+1,8.10^3=3,6.10^3 s= 1h$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  11. hùng JĐ

    hùng JĐ Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    8/10/17
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Một chiếc khinh khí cầu đang đứng yên trên mặt đất được cho bay lên thẳng đứng theo chuyển động nhanh dần đều.Trong khoảng thời gian từ $t=5s$ đến $t=15s$ sau khi rời mặt đất, khinh khí cần bay lên được quãng đường $120m$.
    a) Tính gia tốc chuyển động của khinh khí cầu, cao độ cũng như vận tốc của khinh khí cầu vào lúc $t=15s$.
    b) Lúc $t=15s$, người điều khiển bắt đầu cho khinh khí cầu bay lên chậm dần đều để dừng lại ở độ cao $180m$ đối với mặt đất. Gia tốc của khinh khí cầu trong giai đoạn này bằng bao nhiêu? Tính thời gian kể từ khi khinh khí cầu bắt đầu giảm tốc độ cho đến khi dừng lại.
     
    1. Tăng Giáp
      a) Chọn trục tọa độ có gốc ở mặt đất, chiều dương hướng lên, và gốc thời gian là lúc khinh khí cầu rời mặt đất: $x_0=0; v_0= 0$. Phương trình chuyển động của khinh khí cầu là: $x= \frac{1}{2}at^2 $.
      Các tọa độ của khinh khí cầu vào các thời điểm $t=5s$ đến $t=15s$ lần lượt là:
      $x_5=\frac{1}{2}a.5^2$ và $x_{15}= \frac{1}{2}a.15^2 $.
      Vì trong khoảng hai thời điểm trên, khinh khí cầu bay được $120m$ nên:
      $x_{15}-x_5=\frac{1}{2}a.15^2- \frac{1}{2}a.5^2=120m ; a=1,2m/s^2$.
      Cao độ của khinh khí cầu lúc $t=15s$:
      $x_{15}=\frac{1}{2}.1,2.15^2=135m .$
      Vận tốc của khinh khí cầu lúc $t=15s$:
      $v_{15}=at=1,2.15=18(m/s)$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
    2. Tăng Giáp
      b) Quãng đường khinh khí cầu bay chậm dần đều là:
      $x'-x_{15}= 180-135= 45(m)$.
      Vì vận tốc khinh khí cầu tại tọa độ $x'$ là $v'=0$ nên gia tốc mới được tính:
      $a'=\frac{v'^2-v_{15}^2}{2(x'-x_{15})}= \frac{0-18^2}{2.45} =-3,6 m/s^2$.
      Trong giai đoạn bay chậm dần đều này, nếu chọn góc thời gian mới là lúc khinh khí cầu bắt đầu bay chậm lại, phương trình vận tốc là
      $v'= a't' +v_1= (-3,6)t+18 $, nên để khinh khí cầu dừng lại:
      $v'= (-3,6)t+18=0 ; t'= 5s$.
      Đó là thời gian cần thiết để khinh khí cần bay chậm dần đều từ lúc có vận tốc $18m/s$ cho đến khi dừng lại
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  12. Hung lep

    Hung lep Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    19/6/17
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Một xe hơi thể thao đnag chạy với vận tốc có độ lớn $90km/h$ thì người lái xe thấy có một gia lộ ở phía trước, bèn hãm thắng để xe chuyển động chậm dần đều. Trong giây thứ năm kể từ lúc hãm thắng, xe chạy được $2,5m$.
    a) Tính khoảng thời gian từ khi bắt đầu thắng xe cho đến khi xe dừng.
    b) Tính quãng đường xe chạy thêm được từ khi bắt đầu thắng xe và thời gian xe chạy được nửa quãng đường thứ hai.
     
    1. Tăng Giáp
      a) Chọn gốc thời gian là lúc bắt đầu thắng xe, gốc tọa độ là vị trí xe lúc này, chiều dương là chiều chuyển động. Ta có : $x_0= 0; v_0= 90km/h=25m/s$.
      Phương trình chuyển động của xe:
      $x = \frac{1}{2} at^2+25t$.
      Tọa độ của xe tại các thời điểm $5s$ và $4s$ lần lượt là:
      $x_5= \frac{1}{2}a5^2+25.5= \frac{25}{2}a+125 $
      $x_4=\frac{1}{2}a4^2 +25.4=\frac{16}{2}a+100 $.
      nên quãng đường xe chạy được trong giây thứ năm là:
      $x_5-x_4=\frac{25}{2}a+125-( \frac{16}{2}a+100)= \frac{9}{2}a+25 $
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
    2. Tăng Giáp
      Vậy $\frac{9}{2}a+25=2,5 m; a=-5m/s^2 $.
      Ta tính được thời gian từ khi bắt đầu thắng xe cho đến khi xe dừng:
      $v=at+v_0= (-5)t+25 =0; t=5s$.
      b) Khi xe dừng, $t=5s$ nên từ phươn trình chuyển động, ta có:
      $x=\frac{1}{2}at^2+25t $
      $=\frac{1}{2}(-5).5^2+25.5= 62,5 m $
      + Khi xe chạy được nửa quãng đường, tọa độ của xe bằng:
      $x=\frac{5}{2}t^2+25t= \frac{62,5}{2} $
      $-5t^2+50t-62,5 =0$.
      Phương trình trên cho ta hai nghiệm $t=8,5s$ và $t=1,5s$. Ta loại nghiệm $t=8,5s$ vì phải có $t<5s$. Vậy thời gian để xe chạy nửa quãng đường thứ hai là $5-1,5=3,5s$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  13. Hùng Sơn

    Hùng Sơn Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    9/7/17
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Trong một cuộc đua xe đạp, trên một đoạn đường thẳng, xe của vận động viên Nam đnag chạy dần đều với vận tốc không đổi $12m/s$. Xe của vận động viên Quốc chạy thứ nhì, cách Nam $10m$ và đang có vận tốc $10m/s$ thì tăng tốc với gia tốc không đổi. Sau thời gian $10s$, Quốc bắt kịp Nam.
    a) Tính gia tốc của Quốc và vận tốc của Quốc khi bắt kịp Nam .
    b) Sau khi bắt kịp Nam, Quốc giữ vận tốc không đổi. Nam phải đạp xe nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn $0,2m/s^2$ để về đích cùng lúc với Quốc.
    Hỏi, đích còn cách hai vận động viên bao nhiêu khi hai vận động viên này chạy xe ngang nhau? Tính vận tốc của mỗi vận động viên khi về đến đích.
     
    1. Tăng Giáp
      a) Chọn gốc tọa độ là vị trí của Quốc khi bắt đầu tăng tốc, chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian là khi này. Phương trình chuyển động của Nam và của Quốc lần lượt là:
      $x_N= 12t+10 ; x_Q= \frac{1}{2}at^2+10t $.
      Sau $10s$, Nam chạy được quãng đường:
      $x_N= 12.10+10=130 (m)$.
      Khi này, Quốc có cùng vị trí với Nam nên gia tốc của Quốc được tính:
      $x_Q= \frac{1}{2}a.10^2 +10.10=130 (m); a=0,6 m/s^2$.
      Vận tốc của Quốc khi này bằng:
      $v_Q= at+10 =0,6.10+10=16m/s$.
      b) Ở giai đoạn thứ hai, các phương trình chuyển động của Quốc và Nam lần lượt là:
      $x'_Q= 16t'+130; x'_N= \frac{0,2}{2}t'^2+12t'+130 $.
      Sau cùng thời gian $t'$, hai vận động viên về đến đích cùng lúc nên:
      $x'_Q= x'_N; 16t'+130 = \frac{0,2}{2}t'^2+12t'+130 $.
      Phương trình trên cho ta hai nghiệm : $t'=0 và t'=40s$.
      Vậy, đích cách hai vận động viên lúc chạy ngang nhau là:
      $x'_Q-130 =16.40 =6,4.10^2 m$.
      Vận tốc của Quốc tại đích vẫn bằng $16m/s$.
      Vận tốc của Nam tại đích: $v'_N= 0,2t' +12= 0,2.40 +12= 20m/s$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  14. hungagsdfsdsf

    hungagsdfsdsf Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    14/12/15
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Từ cửa sổ một tòa nhà cao tầng cách mặt đất $45m$, một người thả không vận tốc đầu một viên đá rơi xuống đất. Sau thời gian $3,13s$ người này nghe tiếng viên đá chạm mặt đất. Cho $g=10 m/s^2$.
    a) Hãy tính vận tốc truyền âm của âm thanh, giả sử rằng vận tốc này là không đổi.
    b) Một người khác ở cửa sổ của một tầng nhà khác cũng thả một viên đá thì nghe thấy tiếng viên đá chạm đất sau thời gian là $2,48s$. Hỏi, cửa sổ này cách mặt đất một khoảng bằng bao nhiêu?
     
    1. Tăng Giáp
      a) Chọn trục tọa độ có gốc ở mặt đất, chiều dương hướng lên, chọn gốc thời gian là lúc viên đá được thả. Với $45m$ là độ cao của cửa sổ, phương trình chuyển động của viên đá là $x= -5t^2 +45$.
      Khi viên đá chạm mặt đất, $x=0$ nên : $-5t^2+45=0; t= 3s$.
      Vậy, thời gian để âm thanh truyền từ mặt đất lên đến người nghe là:
      $3,13-3 =0,13s$.
      Vì âm có chuyển động thẳng đều nên vận tốc của âm được tính:
      $v_A= \frac{45}{0,13}=3,5.10^2 m/s $.
      b) Gọi $h$ là độ cao của cửa sổ, và $t_1$ là thời gian viên đá rơi, ta có tọa độ của viên đá khi chạm mặt đất:
      $x=-5 t_1^2+ h=0 ; t_1 =\sqrt{\frac{h}{5} } $,
      với điều kiện: $t_1< 2,48s$ tức là: $\sqrt{\frac{h}{5} }<2,48 ; h< 30,8m$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
    2. Tăng Giáp
      Gọi $t_2$ là thời gian để âm truyền từ mặt đất đến cửa sổ, ta có:
      $t_2= \frac{h}{v_A}= \frac{h}{350} $.
      Vì $t_1+t-2= 2,48s$ nên: $\sqrt{\frac{h}{5} }+ \frac{h}{350}=2,48 s$.
      Để giải phương trình trên, ta đặt: $h= (5m)H^2 $ ( tức là $H$ không có đơn vị với điều kiện $h<30,8m$ trở thành điều kiện cho $H$ như sau: $H<\sqrt{\frac{30,8}{5} }; H< 2,48$) và thu được:
      $1. H+ \frac{5. H^2}{350} =2,48s; 5H^2+350H-868 =0$.
      Từ điều kiện cho $H$ ở trên, ta chỉ chọn nghiệm: $H= 2,40$ tức là: $h= 5. 2,4^2= 28,8 m$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  15. hungagsdfsdsf

    hungagsdfsdsf Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    14/12/15
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một xe khởi hành từ địa điểm $A$ lúc $13 giờ$ đi tới địa điểm $B$ cách $A 110km$, chuyển động thẳng đều với vận tốc $40km/h$. Một xe khác khởi hành từ $B$ lúc $13 giờ 30 phút$ đi về $A$, chuyển động thẳng đều với vận tốc $50km/h$.
    a) Tính khoảng cách $2$ xe lúc $14 giờ$.
    b) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ, ở đâu?
     
    1. Tăng Giáp
      a) Chọn gốc tọa độ tại $A$, chiều dương từ $A$ đến $B$. Chọn gốc thời gian lúc $13 giờ 30 phút$: $x_{A}= 20+ 40t$; $x_{B}=110 - 50t$ (km; h).
      Khoảng cách hai xe lúc $14 giờ$ là: $\Delta x= \left| {x_{A}-x_{B}} \right|= 45km$
      b) $t=1 h$, $x_{A}=60km$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  16. hunganh93

    hunganh93 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    4/8/17
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Tại hai địa điểm $A$ và $B$ cách nhau $100km$ có hai xe cùng khởi hành lúc $8$ giờ sáng và chạy ngược chiều nhau theo hướng đến gặp nhau. Xe từ $A$ có vận tốc $30km/h$, xe từ $B$ có vận tốc $20km/h$.
    a) Hai xe gặp nhau lúc nào và ở đâu?
    b) Nếu xe từ $A$ khởi hành sớm hơn xe từ $B 2$ giờ thì hai xe gặp nhau lúc nào?
     
    1. Tăng Giáp
      Tại hai địa điểm $A$ và $B$ cách nhau $100km$ có hai xe cùng khởi hành lúc $8$ giờ sáng và chạy ngược chiều nhau theo hướng đến gặp nhau. Xe từ $A$ có vận tốc $30km/h$, xe từ $B$ có vận tốc $20km/h$.
      a) Hai xe gặp nhau lúc nào và ở đâu?
      b) Nếu xe từ $A$ khởi hành sớm hơn xe từ $B 2$ giờ thì hai xe gặp nhau lúc nào?
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  17. humapro26

    humapro26 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    1/6/17
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Lúc $9$ giờ sáng, một ô tô xuất phát từ địa điểm $A$ đi về phía địa điểm $B$ cách $A 140 km$, với vận tốc $40 km/h$. Lúc $10$ giờ sáng, một ô tô chạy từ $B$ đi về phía $A$ với vận tốc $60km/h$. Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ, ở đâu?
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn gốc tọa độ tại $A$, chiều dương từ $A$ đến $B$. Chọn gốc thời gian lúc $10$ giờ:
      $x_{A} = 40 + 40t$; $x_{B}= 140-60t$ (km; h)
      Khi hai xe gặp nhau : $x_{1} = x_{2} \rightarrow 40 + 40t = 140 - 60t$.
      Giả phương trình, tìm được : $t= 1h$
      Vậy hai ô tô gặp nhau lúc $11$ giờ. Lúc gặp nhau: $x_{A} = 40 + 40 =80km$, vị trí gặp nhau cách $A 80km$, cách $B 60km$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  18. helennhi25vn

    helennhi25vn Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    9/10/17
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng trong thời gian $7$ phút.Trong $4$ phút đầu, người đó chạy với vận tốc trung bình $4m/s$. Sau đó người ấy giảm vận tốc xuống còn $3m/s$.
    a) Người đó chạy được quãng đường bao xa?
    b) Vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường là bao nhiêu?
     
    1. Tăng Giáp
      $s_{1}= v_{tb1} \Delta t_{1}$ (1)
      $s_{2}= v_{tb2} \Delta t_{2}$ (2)
      $s= s_{1} + s_{2} (3)$
      $v_{tb}= \frac{s}{\Delta t}$ (4)
      Thay (1) và (2) vào (3): $s= v_{tb1} \Delta t_{1} + v_{tb2} \Delta t_{2} = 240.4 + 180.3= 1500 m $
      Từ (4) : $v_{tb}=3,57m/s$; vecto $v_{tb}$ có hướng trùng với hướng chuyển động.
      Vậy người đó chạy được quãng đường $1500m$ và vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường là $3,57m/s$, vecto $v_{tb}$ có hướng trùng với hướng chuyển động.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  19. Helios2000

    Helios2000 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    13/7/17
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Trên một tuyến xe buýt, hai chiếc xe liên tiếp khởi hành cách nhau 10 phút. Coi các xe chuyển động thẳng đều với vận tốc 30km/h. Một người đi xe đạp ngược lại gặp hai chiếc xe buýt liên tiếp cách nhau 7 phút 30 giây. Tính vận tốc của người đi xe đạp.
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn hệ quy chiếu gắn với Trái Đất, chiều dương là chiều chuyển động của người đi xe đạp.
      Áp dụng công thức cộng vận tốc: $\overrightarrow{v_{13}}=\overrightarrow{v_{12}}+\overrightarrow{v_{23}} $
      Người đi xe đạp chuyển động ngược chiều với xe buýt nên:
      $v_{13}=v_{12}-v_{23}$.
      Hai xe buýt chuyển động thẳng đều cùng vận tốc nên khoảng cách giữa chúng không thay đổi. do đó:
      $s=v_{23}t_1=5km$, mà $v_{12}=\frac{s}{t_2}= 40km/h $
      Từ đó vận tốc của người đi xe đạp là: $v_{13}=40 - 30=10 km/h$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  20. Hermione Plan

    Hermione Plan Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    16/8/17
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Hai vật A và B chuyển động thẳng đều với vận tốc $v_1$ và $v_2$.
    a) Tính vận tốc tương đối giữa hai vật khi.
    _ Hai vật chuyển động cùng chiều.
    _ Hai vật chuyển động ngược chiều.
    b) Tính vận tốc của mỗi vật. Biết sau 10 giây, khoảng cách giữa hai vật tăng thêm 8m nếu hai vật chuyển động cùng chiều và giảm 16m nếu hai vật chuyển động ngược chiều.
     
    1. Tăng Giáp
      Hai vật A và B chuyển động thẳng đều với vận tốc $v_1$ và $v_2$.
      a) Tính vận tốc tương đối giữa hai vật khi.
      _ Hai vật chuyển động cùng chiều.
      _ Hai vật chuyển động ngược chiều.
      b) Tính vận tốc của mỗi vật. Biết sau 10 giây, khoảng cách giữa hai vật tăng thêm 8m nếu hai vật chuyển động cùng chiều và giảm 16m nếu hai vật chuyển động ngược chiều.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17

Chia sẻ trang này