Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Chuyên đề mặt nón tròn xoay

Thảo luận trong 'Bài 6. Mặt nón tròn xoay' bắt đầu bởi Huy Hoàng, 22/1/15.

  1. chacavungtau2017

    chacavungtau2017 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    6/9/17
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Tính thể tích V của khối nón tròn xoay có đường cao h=15cm và đường sinh l=25cm
    A. \(V = 2000\pi \left( {c{m^3}} \right)\)
    B. \(V = 240\pi \left( {c{m^3}} \right)\)
    C. \(V = 500\pi \left( {c{m^3}} \right)\)
    D. \(V = 1500\pi \left( {c{m^3}} \right)\)
     
    1. Minh Toán
      Bán kính đáy của hình nón là \(r = \sqrt {{l^2} - {h^2}} = \sqrt {{{25}^2} - {{15}^2}} = 20.\)
      Thể tích khối tròn xoay là \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h = \frac{1}{3}.\pi {.20^2}.15 = 2000\pi .\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  2. chaoaenhe

    chaoaenhe Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    13/7/17
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một hình nón có đường sinh bằng đường kính đáy. Diện tích đáy của hình nón bằng 9\pi. Tính chiều cao h của hình nón.
    A. \(h = 3\sqrt 3 .\)
    B. \(h = \sqrt 3 .\)
    C. \(h =\frac{ \sqrt 3}{2} .\)
    D. \(h =\frac{ \sqrt 3}{3} .\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Ta có \(l = 2R\) và \(S = 9\pi \Leftrightarrow \pi {R^2} = 9 \Leftrightarrow R = 3\)
      \(\Rightarrow h = AO = \sqrt {{6^2} - {3^2}} = 3\sqrt 3\)
      Suy ra \(h = AO = \sqrt {4{R^2} - {R^2}} = 3.\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  3. thachhan

    thachhan Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    11/3/16
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác đều cạnh \(a = 3cm,SC = 2cm\) và SC vuông góc với đáy. Tìm bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC.
    A. R=4 cm
    B. R=3 cm
    C. R=1 cm
    D. R=2 cm
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Gọi J là trọng tam tam giác ABC, suy ra I cũng là tâm đường tròn ngoài tiếp tam giác ABC.
      Gọi d1 là trục đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC suy ra d1 qua J và vuông góc (ABC).
      Gọi L là trung điểm của SB, suy ra L là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác SBC vuông tại C.
      Gọi d2 là trục đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC suy ra d2 qua L và vuông góc (SBC).
      Tâm mặt cầu ngoài tiếp hình chóp S.ABC chính là giao điểm của d1 và d2
      Ta có IJKL là hình chữ nhật nên \(JK = IL = \frac{{SC}}{2} = 1.\)
      Xét tam giác AJK vuông tại J: \(AK = \sqrt {K{J^2} + A{J^2}} = \sqrt {1 + {{\left( {\frac{2}{3}.3.\frac{{\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2}} = 2\,\,cm\)
      Vậy bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối chóp là: \(R = AK = 2.\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  4. vetnang082015

    vetnang082015 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    20/5/16
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Cho khối nón có thiết diện qua trục là một tam giác vuông cân và đường sinh có độ dài bằng a. Tính thể tích V của khối nón.
    A. \(V = \frac{{\pi {a^3}}}{{12}}\)
    B. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 2 }}{{12}}\)
    C. \(V = \frac{{\pi {a^3}}}{3}\)
    D. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 2 }}{6}\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Ta có: \(AC = AB = a \Rightarrow BC = a\sqrt 2\)
      \(DC = r = \frac{{BC}}{2} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
      Thể tích của khối nón là: \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h = \frac{1}{3}\pi {\left( {\frac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)^2}.\frac{{\sqrt 2 }}{2} = \frac{{\sqrt 2 }}{{12}}\pi {a^3}\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  5. Thái Hòa

    Thái Hòa Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    23/6/17
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Hình nón có thiết diện qua trục là một tam giác cân có góc ở đỉnh bằng 1200 và có cạnh bên bằng a. Tính diện tích xung quanh S của hình nón.
    A. \(S = \pi {a^3}\sqrt 3\)
    B. \(S = \frac{{\pi {a^3}}}{2}\)
    C. \(S = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
    D. \(S = \frac{{\pi {a^2}\sqrt 3 }}{2}\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      \(\begin{array}{l} R = DC = AC\sin {60^0} = a\frac{{\sqrt 3 }}{2}\\ {S_{xq}} = \pi Rl = \pi \frac{{\sqrt 3 }}{2}.a.a = \frac{{\pi {a^2}\sqrt 3 }}{2} \end{array}\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  6. Thái Hải Ngọc

    Thái Hải Ngọc Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    2/11/17
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Khi tiến hành quay một tam giác vuông quanh trục lần lượt là 2 cạnh góc vuông, ta thu được 2 khối nón có thể tích là \(\frac{{8\pi \sqrt 3 }}{3}(d{m^3})\) và \(8\pi (d{m^3})\) . Tính độ dài cạnh huyền của tam giác vuông đã cho.
    A. 3(dm)
    B. 4 (dm)
    C. \(3\sqrt{2}(dm)\)
    D. \(2\sqrt{2}(dm)\)
     
    1. Minh Toán
      Gọi a, b lần lượt là độ dài 2 cạnh góc vuông của tam giác vuông đã cho.
      Khi đó \({V_1} = \frac{1}{3}\pi {a^2}b = \frac{{8\pi \sqrt 3 }}{3};{V_2} = \frac{1}{3}\pi a{b^2} = 8\pi \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{a^2}b = 8\sqrt 3 }\\ {a{b^2} = 24} \end{array}} \right.\)
      \(\Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{a^2}b = 8\sqrt 3 }\\ {\frac{a}{b} = \frac{1}{{\sqrt 3 }}} \end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {b = a\sqrt 3 }\\ {{a^3} = 8} \end{array}} \right.\)
      \(\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {a = 2}\\ {b = 2\sqrt 3 } \end{array} \Rightarrow \sqrt {{a^2} + {b^2}} = 4} \right..\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  7. mua mua dong

    mua mua dong Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    13/12/16
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một hình nón có thiết diện qua trục là tam giác vuông cân có diện tích S. Hãy tính thể tích V của khối nón đã cho theo S.
    A. \(V = \frac{{\sqrt 6 }}{3}\pi {(\sqrt S )^3}\)
    B. \(V = \frac{2}{3}\pi {(\sqrt S )^3}\)
    C. \(V = \frac{2}{3}\pi {(\sqrt S )^3}\)
    D. \(V = \frac{1}{3}\pi {(\sqrt S )^3}\)
     
    1. Minh Toán
      Thiết diện qua trục là tam giác ABC vuông cân tại A có:
      \(S = \frac{1}{2}.A{B^2} \Rightarrow AB = \sqrt {2S} \Rightarrow BC = 2\sqrt S\)
      Bán kính đường tròn đáy của khối nón là \(r = \frac{{BC}}{2} = \sqrt S\) và chiều cao của khối nón là \(h = \frac{{BC}}{2} = \sqrt S\)
      Vậy thể tích của khối nón cần tính là \(V = \frac{1}{3}.\pi {r^2}h = \frac{1}{3}\pi {(\sqrt S )^2}.\sqrt S = \frac{1}{3}\pi {(\sqrt S )^3}.\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  8. muanhaquan12

    muanhaquan12 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    17/8/16
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Cho tam giác ABC đều cạnh a, đường cao AH. Tính thể tích V của khối nón sinh ra khi cho tam giác ABC quay xung quanh trục AH.
    A. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 6 }}{{12}}\)
    B. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{{12}}\)
    C. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 2 }}{{24}}\)
    D. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{{24}}\)
     
    1. Minh Toán
      Khi quay tam giác ABC quanh trục AH ta được khối nón có bán kính \(r = \frac{{BC}}{2} = \frac{a}{2}\)
      Và chiều cao của khối nón là \(h = AH = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
      Vậy thể tích khối nón cần tính là \(V = \frac{1}{3}.\pi {r^2}h = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{{24}}\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  9. Hiền Lành

    Hiền Lành Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    23/9/17
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Hình nón có thiết diện qua trục là tam giác đều. Tính độ dài đường cao h của hình nón.
    A. \(h = \frac{a}{4}.\)
    B. \(h = \frac{{\sqrt 3 }}{4}a.\)
    C. \(h = \frac{a}{2}.\)
    D. \(h = \frac{{\sqrt 3 }}{2}a.\)
     
    1. Minh Toán
      Hình nón có thiết diện qua trục là tam giác đều nên nó có chiều dài đường sinh là a bán kính đường tròn đáy là \(\frac{a}{2}\) nên chiều cao \(h = \sqrt {{a^2} - {{\left( {\frac{a}{2}} \right)}^2}} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}a.\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  10. Hien1209

    Hien1209 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    30/10/17
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Cho tam giác ABC vuông tại A có AC=3a, AB=4a. Cho tam giác này quay quanh đường thẳng BC, tính thể tích V của khối tròn xoay thu được.
    A. \(V = \frac{{84\pi {a^2}}}{{15}}\)
    B. \(V = \frac{{120\pi {a^2}}}{{27}}\)
    C. \(V = \frac{{144\pi {a^2}}}{{15}}\)
    D. \(V = \frac{{84\pi {a^2}}}{{25}}\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Kẻ đường cao AH của ∆ABC khi quay quanh đường thẳng BC miền tam giác ABC sinh ra hai khối nón chung đáy, bán kính đáy là R = AH và chiều cao lần lượt là HB và HC.
      Ta có: \(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}} = \frac{1}{{16{a^2}}} + \frac{1}{{9{a^2}}} = \frac{{25}}{{144{a^2}}}.\)
      Suy ra \(A{H^2} = \frac{{25}}{{144{a^2}}}.\)
      Thể tích khối tròn xoay sinh ra là:
      \(V = {V_1} + {V_2} = \frac{1}{3}\pi A{H^2}.\left( {HB + HC} \right) = \frac{1}{3}\pi .\frac{{144{a^2}}}{{25}}.5a = \frac{{144\pi {a^2}}}{{15}}.\)
      \(\left( {HB + HC = BC = 5a} \right).\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  11. hiennhan12

    hiennhan12 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    28/3/16
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a, góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng 450. Diện tích mặt cầu ngoại tiếp hình chóp là:
    A. \(\frac{{\pi {a^2}}}{3}\)
    B. \(\frac{2}{3}\pi {a^2}\)
    C. \(\pi {a^2}\)
    D. \(\frac{4}{3}\pi {a^2}\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Gọi I là trọng tam của tam giác ABC.
      Ta có IS = IA = IB = IC = \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\) nên I là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC.
      Vậy diện tích mặt cầu ngoài tiếp khối chóp là:
      \(V = 4\pi {R^2} = \frac{4}{3}\pi {a^2}\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  12. mộc an

    mộc an Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    7/6/17
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, góc giữa các cạnh bên và đáy bằng 600. Mặt cầu đi qua các đỉnh A,B,C,D,S có bán kính R bằng:
    A. \(a\sqrt 6\)
    B. \(\frac{{a\sqrt 6 }}{2}\)
    C. \(\frac{{a\sqrt 6 }}{3}\)
    D. \(\frac{{a\sqrt 6 }}{4}\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Ta có SAC và SBD là các tam giác đều.
      Gọi I là trọng tâm tam giác đều SAC, thì ta cũng dễ dàng chứng minh được I là trọng tâm tam giác đều SBD.
      Ta có: IA = IC = IB = ID = IS
      Nên I là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD.
      Do SAC đều nên AC = SA = SC = \(a\sqrt 2\)
      Suy ra: \(SO = \frac{{a\sqrt 6 }}{2}\)
      Vậy: \(R = IS = \frac{2}{3}SO = \frac{{a\sqrt 6 }}{3}\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  13. Moccoffee.vn

    Moccoffee.vn Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    12/10/17
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông tại B với AC = 6a, SA = 8a và vuông góc với đáy. Diện tích mặt cầu ngoại tiếp hình chóp bằng:
    A. \(64\pi {a^2}\)
    B. \(\frac{{100\pi {a^2}}}{3}\)
    C. \(100\pi {a^2}\)
    D. \(\frac{{64\pi {a^2}}}{3}\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Dễ dàng chững minh được hai tam giác SCA, SCB đều là những tam giác vuông và nhận SC làm cạnh huyền.
      \(SC = \sqrt {S{A^2} + A{C^2}} = 10a\)
      Bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp là: \(R = 5a\)
      Vậy diện tích mặt cầu là: \(S = 4\pi {R^2} = 100\pi {a^2}\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  14. moclinhfb1

    moclinhfb1 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    13/8/16
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Cho lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có cạnh đáy là a, cạnh bên 2a. Bán kính khối cầu ngoại tiếp lăng trụ là:
    A. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
    B. \(a\sqrt 3\)
    C. \(\frac{{2a\sqrt 3 }}{3}\)
    D. \(a\sqrt 2\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Gọi I là trung điểm của OO’, ta dễ dàng chứng minh được OA = OB = OC = OA’ = OB’= OC’
      Nên I chính là tâm mặt cầu ngoại tiếp lăng trụ ABC.A’B’C’.
      Ta có: \(R = A'I = \sqrt {O'A{'^2} + IO{'^2}} = \sqrt {{{\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{3}} \right)}^2} + {a^2}} = \frac{{2a\sqrt 3 }}{3}\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  15. modanb|nbmoda|damonb

    modanb|nbmoda|damonb Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    19/9/17
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Cho lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có tam giác ABC vuông tại A, BC = 6, AA’ = 8. Xét mặt cầu ngoại tiếp lăng trụ và một hình trụ có hai đáy ngoại tiếp hai tam giác ABC và A’B’C’. Tỉ số thể tích của khối cầu và khối trụ bằng:
    A. \(\frac{{25}}{{72}}\)
    B. \(\frac{{125}}{{27}}\)
    C. \(\frac{{25}}{{27}}\)
    D. \(\frac{{125}}{{54}}\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Ta có: ABC và A’B’C’ lần lược vuông tại A và A’.
      Nên đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABC và A’B’C’ lần lượt là đường tròn tâm 0 bán kính OB và tâm O’ bán kính O’B’ với O, O’ lần lượt là trung điểm BC và B’C’.
      Hình trụ có hai đáy ngoại tiếp hai tam giác ABC và A’B’C’ có bán kính đáy: \({R_1} = OB = 3\), đường cao \({h_1} = AA' = 8\)
      Vậy thể tích là: \({V_1} = \pi {R_1}^2{h_1} = 72\pi\)
      Mặt cầu ngoại tiếp lăng trụ có tâm là trung điểm của OO’, bán kính: \({R_2} = 5\)
      Vậy thể tích là: \({V_2} = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{{500}}{3}\pi\)
      Vậy: \(\frac{{{V_2}}}{{{V_1}}} = \frac{{125}}{{54}}\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  16. Phạm Hoàng Cường

    Phạm Hoàng Cường Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    10/7/17
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một hình hộp chữ nhật nội tiếp mặt cầu có ba kích thước là a, b, c. Khi đó bán kính r của mặt cầu bằng?
    A. \(\frac{1}{2}\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}}\)
    B. \(\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}}\)
    C. \(\sqrt {2\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \right)}\)
    D. \(\frac{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} }}{3}\)
     
    1. Minh Toán
      Ta có tâm của mặt cầu ngoại tiếp hình hộp chữ nhật trùng với tâm đối xứng của hình hộp. Như hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có tâm là I, là trung điểm của AC’, bán kính \(r = \frac{{AC'}}{2}\)
      [​IMG]
      Tam giác A'C'A vuông tại A'
      \(\Rightarrow AC' = \sqrt {AA{'^2} + A'{C^2}} = \sqrt {{c^2} + A'C{'^2}} \,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
      Mặt khác tam giác A'D'C' vuông tại D'
      \(\Rightarrow A'C' = \sqrt {A'D{'^2} + D'C{'^2}} = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \,\,\,\left( 2 \right)\)
      Từ (1) và (2) ta có \(r = \frac{1}{2}.\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}}\). Đáp án A.
       
      Minh Toán, 4/12/17
  17. decal in tem nhan

    decal in tem nhan Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    22/4/17
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O, bán kính R, có \(\widehat {BAC} = {75^0};\,\,\widehat {ACB} = {60^0};\,\,BH \bot AC\). Quay tam giác ABC quanh AC thì tam giác BHC tạo thành hình nón tròn xoay (N). Tính diện tích xung quanh của hình nón đó theo R?
    A. \(\frac{{3 + 2\sqrt 2 }}{2}\pi {R^2}\)
    B. \(\frac{{3 + 2\sqrt 3 }}{2}\pi {R^2}\)
    C. \(\frac{{\sqrt 3 \left( {\sqrt 2 + 1} \right)}}{4}\pi {R^2}\)
    D. \(\frac{{\sqrt 3 \left( {\sqrt 3 + 1} \right)}}{4}\pi {R^2}\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Đặt BC = a, ta có: \(HC = \frac{a}{2};\,\,BH = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
      \(\cos {15^0} = \frac{{BH}}{{AB}} = \frac{{\sqrt 6 + \sqrt 2 }}{4}a \Rightarrow AB = \frac{{ - \sqrt 6 + 3\sqrt 2 }}{2}a;\,\,AH = \frac{{ - 3 + 2\sqrt 3 }}{2}a \Rightarrow AC = a\left( {\sqrt 3 - 1} \right)\)
      \(S = \frac{{abc}}{{4R}} = \frac{1}{2}\left( {\sqrt 3 - 1} \right){a^2}.\sin {60^0} = \frac{{\sqrt 3 }}{4}\left( {\sqrt 3 - 1} \right){a^2} = \frac{{{a^3}\left( {2\sqrt 6 - 3\sqrt 2 } \right)}}{{4R}} \Rightarrow R = a\frac{{\sqrt 6 - \sqrt 2 }}{2}\)
      \( \Rightarrow a = R.\frac{{\sqrt 6 + \sqrt 2 }}{2}\)
      \( \Rightarrow {S_{xq}} = \pi \frac{a}{2}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \pi \frac{{\sqrt 3 }}{4}.{\left( {\frac{{\sqrt 6 + \sqrt 2 }}{2}} \right)^2}.{R^2} = \pi {R^2}\frac{{3 + 2\sqrt 3 }}{2}.\)
       
      Minh Toán, 5/12/17
  18. decal in tem nhan

    decal in tem nhan Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    22/4/17
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Tính diện tích xung quanh \({S_{xq}}\) của hình nón có bán kính đáy là đường sinh có độ dài lần lượt là 3cm và 12cm.
    A. \({S_{xq}} = 108\pi c{m^2}\)
    B. \({S_{xq}} = 72\pi c{m^2}\)
    C. \({S_{xq}} = 36c{m^2}\)
    D. \({S_{xq}} = 36\pi c{m^2}\)
     
    1. Minh Toán
      Diện tích xung quanh hình nón là \({S_{xq}} = \pi .3.12 = 36\pi c{m^2}.\)
       
      Minh Toán, 5/12/17
  19. thackhoitramhuong

    thackhoitramhuong Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    1/11/17
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Cho hình nón có chiều cao bằng đường kính đáy và bằng 2. Tính diện tích xung quanh của hình nón đó.
    A. \(S = \pi \sqrt 3 .\)
    B. \(S = 2\pi \sqrt 3 .\)
    C. \(S = \pi \sqrt 5 .\)
    D. \(S = 2\pi \sqrt 5 .\)
     
    1. Minh Toán
      Bán kính đáy hình nón là: R = 1.
      Độ dài đường sinh của hình nón là: \(l = \sqrt {{h^2} + {R^2}} = \sqrt {{2^2} + {1^2}} = \sqrt 5 \).
      Diện tích xung quanh của hình nón là: \({S_{xq}} = \pi Rl = \pi .1.\sqrt 5 = \sqrt 5 \pi \).
       
      Minh Toán, 5/12/17
  20. hoa bat tu

    hoa bat tu Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    19/6/17
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Cho ngũ giác ABCNM có độ dài các cạnh \(AB = 2cm;CN = 3cm;MN = 4cm;\) \(AM = 6cm.\) Biết các góc tại đỉnh A, M, N của tứ giác là các góc vuông. Tính thể tích của vật thể tròn xoay tạo ra khi quay ngũ giác quanh trục MN.
    [​IMG]
    A. \(76\pi \left( {c{m^3}} \right)\)
    B. \(114\pi \left( {c{m^3}} \right)\)
    C. \(38\pi \left( {c{m^3}} \right)\)
    D. \(104\pi \left( {c{m^3}} \right)\)
     
    1. Minh Toán
      Thể tích khối tròn xoay sinh ra gồm 2 phần.
      Phần 1: là hình trụ có bán kính đáy r = 6 và chiều cao h = 2
      Phần 2: là hình nón cụt có \({r_1} = 6;{r_2} = 3;h = 2\)
      Khi đó \({V_1} = \pi {6^2}.2;{V_2} = \frac{1}{3}\pi \left( {{S_1} + \sqrt {{S_1}.{S_2}} + {S_2}} \right) = \frac{\pi }{3}\left( {\pi r_1^2 + \pi {r_1}{r_2} + \pi r_2^2} \right)\)
      Suy ra \(V = {V_1} + {V_2} = 72\pi + 42\pi = 114\pi \).
       
      Minh Toán, 5/12/17

Chia sẻ trang này