Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Dạng 6: Hệ thức Anhxtanh trong lượng tử ánh sáng

Thảo luận trong 'Bài 30: Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử' bắt đầu bởi Doremon, 14/10/14.

  1. Doremon

    Doremon Moderator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    29/9/14
    Bài viết:
    1,299
    Đã được thích:
    210
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    1. Phương pháp
    Theo anh – xtanh, hiện tượng quang điện xảy ra là do electron trong kim loại hấp thụ phôtôn của ánh sáng kích thích. Phôtôn bị hấp thụ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho electron. Năng lượng ε này được dùng để:
    • Cung cấp cho electron một công A, gọi là công thoát, để electron thắng được lực liên kết với mạng tinh thể và thoát ra khỏi bề mặt kim loại
    • Truyền cho electron đó một động năng ban đầu.
    Nếu electron này nằm ngay trên lớp bề mặt kim loại thì nó có thể thoát ra ngay mà không mất năng lượng truyền cho mạng tinh thể. Động năng ban đầu của electron này có giá trị cực đại $\frac{1}{2}mv_{0\max }^2\,$
    Áp dụng định luật bảo toàn năng lương, ta có $\frac{{hc}}{\lambda } = A + \frac{1}{2}mv_{0\max }^2\,$
    + Công thức về mối năng lượng giữa động năng và công thoát $\left| e \right|{U_h} = \frac{1}{2}mv_{0\max }^2$
    Với $U_{AK}$ ≤ - $U_h$ thì dòng quang điện triệt tiêu hoàn toàn ( I = 0).

    2. Vận dụng

    Ví dụ 1: Công thoát của natri là 2,48eV. Lấy h = 6,625.$10^{-34}$ Js, c = 3.${10^8}$m/s và $m_e$ = 9,1.$10^{-31}$ kg. Chiếu vào natri bức xạ có bước sóng 0,40μm thì vận tốc ban đầu cực đại của quang elêctron lúc bứt ra khỏi kim loại là
    A. 2,3.$10^6$m/s
    B. 4,7.$10^5$m/s
    C. 5,2.$10^6$m/s
    D. 8,4.$10^5$m/s
    Lời giải
    Từ hệ thức anhxtanh, ta có: $\frac{{hc}}{\lambda } = A + \frac{1}{2}mv_{0\max }^2 \to v_{0\max }^{} = \sqrt {\frac{2}{m}\left( {\frac{{hc}}{\lambda } - A} \right)} = 4,{7.10^5}m/s$
    Chọn B

    Ví dụ 2:
    Chiếu bức xạ có bước sóng $λ_1$ = 0,405μm vào catôt của 1 tế bào quang điện thì vận tốc ban đầu cực đại của electrôn là $v_1$, thay bức xạ khác có tần số $f_2$ = 16.$10^{14}$ Hz thì vận tốc ban đầu cực đại của electrôn là $v_2$ = 2$v_1$. Tính công thoát của electrôn ra khỏi catôt?
    A. 1,88 eV.
    B. 3,2eV.
    C. 1,6eV.
    D. 2,2 eV.

    Lời giải
    [​IMG]
    Chọn A


    Ví dụ 3:
    Một tế bào quang điện có catôt bằng xedi, giới hạn quang điện của kim loại này là $λ_0$ = 650nm. Catôt được chiếu sáng với công suất 1mW. Khi đó hiệu điện thế hãm đối với tế bào quang diện là U = 0,07 V. Biết h = 6,625.$10^{-34}$Js; c = 3.$10^8$m/s và |e| = 1,6.$10^{-19}$C. Tính cường độ dòng điện bão hoà của tế bào quang điện? Biết rằng cứ mỗi photon đến catôt sẽ giải phóng 1 elêctron ra khỏi bề mặt catôt?
    A. 2.$10^{-4}$ A
    B. 4,3.$10^{-4}$ A
    C. 3.$10^{-4}$ A
    D. 5,1.$10^{-4}$ A

    Lời giải
    [​IMG]
    Chọn D



     
    Last edited by a moderator: 26/4/16
  2. Le Van Ba

    Le Van Ba Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    16/2/16
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    admin ơi, có thể đăng thêm bài tập dạng này không ạ?
     
  3. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    16/11/14
    Bài viết:
    4,630
    Đã được thích:
    282
    Điểm thành tích:
    83
    Giới tính:
    Nam
    Em có thể tham khảo bài tập tại đây
     
    xuka thích bài này.
  4. Nguyễn Kim huyền

    Nguyễn Kim huyền Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    16/2/16
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giải giúp em với ạ
    Giới hạn quang điện của một tấm kim loại là 275nm. Chiếu đồng thời vào tấm kim loại đó hai bức xạ có λ$_1$=250nm và f$_2$=1,5.10$^{15}$Hz. Điện thế cực đại của tấm kim loại là
    A. 1,4V
    B. 2,8V
    C. 3,1V
    D. 1,7V
     
  5. Nguyễn Kim huyền

    Nguyễn Kim huyền Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    16/2/16
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Em hỏi thêm câu nữa
    Một laze có công suất 4mW. Chùm sáng có đường kính 0,9mm. Cường độ chùm sáng là
    A. 6,29.103W/m$^2$
    B. 4,29.103W/m$^2$
    C. 5,26.103W/m$^2$
    D. 6,92.103W/m$^2$
     
  6. Hưởng

    Hưởng Thành viên cấp 1

    Tham gia ngày:
    11/10/14
    Bài viết:
    576
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Bước 1: tính giá trị cực đại của các U
    Bước 2: thấy thằng U nào lớn thì chọn
    Hết
     
  7. Hưởng

    Hưởng Thành viên cấp 1

    Tham gia ngày:
    11/10/14
    Bài viết:
    576
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Bạn sử dụng công thức I = P/S = P/(π.R$^2$)
    Thay số và tính toán là ra nha.
     

Chia sẻ trang này