Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Bài 1. Căn bản về Lăng Kính

Thảo luận trong 'Chương 7. Mắt - Các dụng cụ quang' bắt đầu bởi Tăng Giáp, 3/3/16.

  1. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    16/11/14
    Bài viết:
    4,630
    Đã được thích:
    282
    Điểm thành tích:
    83
    Giới tính:
    Nam
    I. CẤU TẠO LĂNG KÍNH
    1.jpg
    Lăng kính là một khối trong suốt, đồng nhất, được giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song.
    - Hai mặt phẳng giới hạn ở trên gọi là các mặt bên của lăng kính.
    - Giao tuyến của hai mặt bên gọi là cạnh của lăng kính.
    - Mặt đối diện với cạnh là đáy của lăng kính.
    - Góc hợp bởi hai mặt lăng kính gọi là góc chiết quang hay góc ở đỉnh của lăng kính.

    II. ĐƯỜNG ĐI CỦA TIA SÁNG QUA LĂNG KÍNH
    2.jpg
    Góc i gọi là góc tới. Góc i' gọi là góc ló.
    Góc D hợp bởi tia tới SI và tia ló JR được gọi là góc lệch của tia sáng khi đi qua lăng kính.

    III. CÁC CÔNG THỨC LĂNG KÍNH
    Sini = n sinr
    sini’ = nsinr’
    r + r’ = A
    D = i + i’ - A

    IV. BIẾN THIÊN CỦA GÓC LỆCH THEO GÓC TỚI
    1. Thí nghiệm:
    3.jpg
    2. Nhận xét: Góc tới thay đổi thì góc lệch cũng thay đổi và qua một giá trị cực tiểu (Dm).
    Công thức: $\sin \frac{{{D_m} + A}}{2} = n\sin \frac{A}{2}$

    V. LĂNG KÍNH PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
    1. Thí nghiệm:

    4.jpg
    2.Giải thích:
    5.jpg
    3. Ứng dụng: (SGK).
     

Chia sẻ trang này