Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Bài 12. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

Thảo luận trong 'Chương 2. TÍNH QUI LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN' bắt đầu bởi Tăng Giáp, 13/10/17.

  1. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    16/11/14
    Bài viết:
    4,630
    Đã được thích:
    282
    Điểm thành tích:
    83
    Giới tính:
    Nam
    I. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH.
    1. Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST.

    a. NST giới tính:
    - NST giới tính là loại NST có chứa gen qui định giới tính và các gen khác.
    - Mỗi NST giới tính có 2 đoạn:
    + Đoạn không tơng đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST.
    + Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau.
    b. Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST.
    - Kiểu XX và XY :
    + Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me: con cái XX, con đực XY.
    + ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm :
    con cái XY, con đực XX.
    - Kiểu XX và XO :
    + châu chấu, rệp, bọ xít : con cái XX, con đực XO.
    + Bọ nhậy : con cái XO, con đực XX.

    2. Di truyền liên kết với giới tính:
    a. Gen trên NST X.

    - Thí nghiệm: SGK.
    - Giải thích :
    + Gen qui định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên NST Y.
    + Cá thẻ đực XY chỉ cần 1 alen mằn trên X đã biểu hiện ra kiểu hình.
    - Sơ đồ lai: SGK
    - Kết luận: Gen trên NST X di truyền theo qui luật di truyền chéo: Ông ngoại(P) → con gái(F1) → Cháu trai(F2)
    b. Gen trên NST Y.
    - Thường NST Y ở các loài chứa ít gen.
    - Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này qui định chỉ được biwur hiện ở 1 giới.
    - Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng.
    c. Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính.
    - Trong thực tiễn sản xuất người ta dựa vào những TT liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất.
    - VD: SGK.

    II. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN.
    - Thí nghiệm của Coren 1909 với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn.
    - Nhận xét: Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch là khác nhau, F1 có KH giống mẹ.
    - Giải thích: Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền TBC cho trứng, do vậy các gen nằm trong TBC (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua TBC của trứng.
    - Kết luận: Tính trạng DT ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ( không theo QLDT)
     

Chia sẻ trang này