Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Những cực trị nằm ngoài đường thẳng nối hai nguồn

Thảo luận trong 'Bài 8: Giao thoa sóng cơ' bắt đầu bởi Vật Lí, 14/9/16.

  1. Vật Lí

    Vật Lí Guest

    Câu 1.Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A và B dao động đồng pha, cách nhau một khoảng AB = 40cm. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số 10Hz, vận tốc truyền sóng là 2m/s. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với AB và tại A. Đoạn AM có giá trị lớn nhất bằng bao nhiêu để tại M có dao động với biên độ cực đại?
    A. 50cm
    B. 40cm
    C. 30cm
    D. 20cm
    1.png
    Bước sóng $\lambda = {v \over f} = {{200} \over {10}} = 20cm$
    + Để đoạn AM có giá trị lớn nhất thì M phải nằm trên vân cực đại bậc k = -1. Tam giác MAB là tam giác vuông nên $\left\{ \matrix{
    {d_1} = AM = x \hfill \cr
    {d_2} = BM = \sqrt {{{\left( {AB} \right)}^2} + {{\left( {AM} \right)}^2}} = \sqrt {{{40}^2} + {x^2}} \hfill \cr} \right.$
    + Do M nằm trên vân cực đại bậc k = -1 nên
    $\eqalign{
    & {d_1} - {d_2} = x - \sqrt {{{40}^2} + {x^2}} = k\lambda = - 1.20 = - 20cm \cr
    & \to x + 20 = \sqrt {{{40}^2} + {x^2}} \to x = 30cm \cr} $
    Chọn: C.

    Câu 2.Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp O$_1$và O$_2$ dao động đồng pha, cách nhau một khoảng O$_1$O$_2$ = 100cm. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 10Hz, vận tốc truyền sóng v = 3m/s. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với O$_1$O$_2$ tại O$_1$. Đoạn MO$_1$ có giá trị nhỏ nhất bằng bao nhiêu để tại M có dao động với biên độ cực đại?
    A. 15cm
    B. 6,55cm
    C. 10,56cm
    D. 12cm
    1.png
    Bước sóng $\lambda = {v \over f} = {{300} \over {10}} = 30cm$
    + Vân dao động với biên độ cực đại trên đoạn O$_1$O$_2$ thỏa mãn điều kiện
    $0 \le {d_1} - {d_2} = k\lambda \le {O_1}{O_2} \to k = 0, \pm 1, \pm 2, \pm 3$
    Để MO$_1$ có giá trị nhỏ nhất thì M phải nằm trên vân cực đại bậc k = -3
    + Tam giác MO$_1$O$_2$ là tam giác vuông nên: $\left\{ \matrix{
    {d_1} = {O_1}M = x \hfill \cr
    {d_2} = {O_2}M = \sqrt {{{\left( {{O_1}{O_2}} \right)}^2} + {{\left( {{O_1}M} \right)}^2}} = \sqrt {{{100}^2} + {x^2}} \hfill \cr} \right.$
    + Do đó M nằm trên vân cực đại bậc k = -3
    ${d_1} - {d_2} = x - \sqrt {{{100}^2} + {x^2}} = k\lambda = - 3.30 = - 90cm \to x + 90 = \sqrt {{{100}^2} + {x^2}} \to x = 10,56cm$
    Chọn: C.

    Câu 3.Giao thoa sóng nước với hai nguồn A, B giống hệt nhau có tần số 40Hz và cách nhau 10cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,6m/s. Xét đường thẳng By nằm trên mặt nước và vuông góc với AB. Điểm trên By dao động với biên độ cực đại gần B nhất là
    A. 10,6mm.
    B. 11,2mm.
    C. 12,4mm.
    D. 14,5 mm.
    1.png
    Ta có ${{ - AB} \over \lambda } \le K \le {{AB} \over \lambda } \to - 6,6 \le K \le 6,6 \to {K_{\max }} = 6$
    Vậy d$_1$ – d$_2$ = 6λ = 9 cm . tiếp theo ta dựa vào tam giác vuông AMB như cách trên.
    + Điểm M thuộc cực đại thứ 6:
    d$_1$ – d$_2$ = 6λ = 9 cm (1)
    + Mặt khác:
    d$_1^2$ – d$_2^2$ = AB$^2$= 102 → d$_1$ + d$_2$ = 100/9 (2)
    Từ (1) và (2) ta có d$_2$ = 10,6 mm
    Chọn: A.

    Câu 4.Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp AB cách nhau 40cm dao động cùng pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 10(Hz), vận tốc truyền sóng 2(m/s). Gọi M là một điểm nằm trên đường vuông góc với AB tại đó A dao đông với biên độ cực đại. Đoạn AM có giá trị lớn nhất là
    A. 20cm.
    B. 30cm.
    C. 40cm.
    D.50cm.
    1.png
    Ta có $\lambda = {v \over f} = {{200} \over {10}} = 20(cm).$ .
    Do M là một cực đại giao thoa nên để đoạn AM có giá trị lớn nhất thì M phải nằm trên đường hipebol cực đại bậc 1 như vẽ: d$_2$ – d$_1$ = kλ = 1.20 = 20 cm(1).
    Mặt khác, do tam giác AMB là tam giác vuông tại A nên ta có:
    $AM = {d_2} = \sqrt {(A{B^2}) + (A{M^2})} = \sqrt {{{40}^2} + {d_1}^2} (2)$
    Thay (2) vào (1) ta được: $\sqrt {{{40}^2} + {d_1}^2} - {d_1} = 20 \Rightarrow {d_1} = 30(cm)$
    Chọn: B.

    Câu 5.Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp AB cách nhau 100cm dao động cùng pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 10(Hz), vận tốc truyền sóng 3(m/s). Gọi M là một điểm nằm trên đường vuông góc với AB tại đó A dao đông với biên độ cực đại. Đoạn AM có giá trị nhỏ nhất là
    A. 5,28cm.
    B. 10,56cm.
    C. 12cm.
    D. 30cm.
    1.png
    $\eqalign{
    & \lambda = {v \over f} = {{300} \over {10}} = 30(cm) \cr
    & {{ - AB} \over \lambda } < k < {{AB} \over \lambda } \leftrightarrow - 3,3 < k < 3,3 \to {K_{\max }} = 3 \cr} $ .
    Vậy để đoạn AM có giá trị bé nhất thì M phải nằm trờn đường cực đại bậc 3 như hình vẽ:
    ${d_2} - {d_1} = k\lambda = 3.30 = 90(cm)$ (1)
    Mặt khác, do tam giác AMB là tam giác vuông tại A nên ta có:
    $AM = {d_2} = \sqrt {(A{B^2}) + (A{M^2})} = \sqrt {{{100}^2} + {d_1}^2} (2)$
    + Thay (2) vào (1) ta được: $AM = {d_2} = \sqrt {(A{B^2}) + (A{M^2})} = \sqrt {{{100}^2} + {d_1}^2} (2)$ Chọn: B.

    Câu 6.Có hai nguồn dao động kết hợp S$_1$ và S$_2$ trên mặt nước cách nhau 8 cm có phương trình dao động lần lượt là u$_{S1}$ = 2cos(10πt – π/4) mm và u$_{S2}$ = 2cos(10πt + π/4) mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 10 cm/s. Xem biên độ của sóng không đổi trong quá trình truyền đi. Điểm M trên mặt nước cách S$_1$ khoảng S$_1$ M = 10 cm và S$_2$ khoảng S$_2$ M = 6 cm. Điểm N dao động với biên độ cực đại trên S$_2$ M xa S$_2$ nhất là
    A. 3,07 cm
    B. 2,122 cm
    C. 6,124 cm
    D. 7,39 cm
    6.png
    $\eqalign{
    & \left. \matrix{
    {S_1}{M^2} = 100 \hfill \cr
    {\left( {{S_1}{S_2}} \right)^2} + {\left( {M{S_2}} \right)^2} = {8^2} + {6^2} = 100 \hfill \cr} \right\} \cr
    & \to {S_1}{M^2} = {\left( {{S_1}{S_2}} \right)^2} + {\left( {M{S_2}} \right)^2} = 100 \to \overrightarrow {{S_1}{S_2}} \bot \overrightarrow {M{S_2}} \cr} $
    Ta có: $d_1^2 - d_2^2 = {\left( {{S_1}{S_2}} \right)^2} = 64\left( {cm} \right)\left( 1 \right)$
    Theo đề bài thì điểm N dao động với biên độ cực đại nên khoảng cách từ điểm N đến S$_2$ là
    $\left\{ \matrix{
    \lambda = {v \over f} = {{10} \over 5} = 2cm \hfill \cr
    {\varphi _1} = - {\pi \over 4} \hfill \cr
    {\varphi _2} = {\pi \over 4} \hfill \cr} \right. \to {d_1} - {d_2} = \left( { - {{{\varphi _2} - {\varphi _1}} \over 2} + k\pi } \right){\lambda \over \pi } = \left( { - {{{\pi \over 4} - \left( { - {\pi \over 4}} \right)} \over 2} + k\pi } \right){2 \over \pi } = - {1 \over 2} + 2k\,\,\left( 2 \right)$
    + Từ (1) và (2) ta có: ${d_1} + {d_2} = {{64} \over { - {1 \over 2} + 2k}} = {{128} \over {4k - 1}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 3 \right)$
    + Từ (2) và (3) ta có: ${d_2} = {1 \over 2}\left[ {{{128} \over {4k - 1}} - \left( { - {1 \over 2} + 2k} \right)} \right] = {{256 - {{(4k - 1)}^2}} \over {4(4k - 1)}}$
    + Mặt khác: $0 \le {d_2} \le {S_2}M \to 0 < {{256 - {{(4k - 1)}^2}} \over {4(4k - 1)}} < 6 \to 1 < k < 3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 4 \right)$
    + Vậy: $k = 3 \to {d_2} = {{256 - {{(4.3 - 1)}^2}} \over {4(4.3 - 1)}} = 3,068cm$
    Chọn: A.

    Câu 7.[ĐH - 2016]Ở mặt chất lỏng có 2 nguồn kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa, cùng pha theo phương thẳng đứng. Ax là nửa đường thẳng nằm ở mặt chất lỏng và vuông góc với AB. Trên Ax có những điểm mà các phần tử ở đó dao động với biên độ cực đại, trong đó M là điểm xa A nhất, N là điểm kế tiếp với M, P là điểm kế tiếp với N và Q là điểm gần A nhất. Biết MN = 22,25 cm ; NP = 8,75 cm. Độ dài đoạn QA gần nhất với giá trị nào sau đây ?
    A. 1,2 cm
    B. 3,1 cm
    C. 4,2 cm
    D. 2,1 cm
    7.png
    Xét một điểm C cực đại thuộc Ax
    $\left\{ \matrix{
    CB - CA = k\lambda \hfill \cr
    C{B^2} - C{A^2} = A{B^2} = {l^2} \hfill \cr} \right. \to \left\{ \matrix{
    CB - CA = k\lambda \hfill \cr
    CA + CB = {{{l^2}} \over {k\lambda }} \hfill \cr} \right. \to CA = {{{l^2}} \over {2k\lambda }} - {{k\lambda } \over 2}$
    Áp dụng với điểm M,N,P và Q ta có:
    $MA = {{{\ell ^2}} \over {2\lambda }} - 0,5\lambda $ (lấy k = 1 vì M xa A nhất) $NA = {{{\ell ^2}} \over {4\lambda }} - \lambda $ (lấy k = 2 vì N kề với M)
    $PA = {{{\ell ^2}} \over {6\lambda }} - 1,5\lambda $ (lấy k = 3 vì P kề với N) $QA = {{{\ell ^2}} \over {2k\lambda }} - {{k\lambda } \over 2}$ (Q chưa biết thuộc CĐ thứ mấy)
    $\left\{ \matrix{
    MA - NA = MN \hfill \cr
    NA - PA = PN \hfill \cr} \right. \to \left\{ \matrix{
    {{{\ell ^2}} \over {4\lambda }} + 0,5\lambda = 22,5 \hfill \cr
    {{{\ell ^2}} \over {12\lambda }} + 0,5\lambda = 8,75 \hfill \cr} \right. \to \left\{ \matrix{
    \lambda = 3,75cm \hfill \cr
    \ell = 17,6cm \hfill \cr} \right. \to {\ell \over \lambda } = 4,6$ suy ra Q thuộc CĐ thứ 4 vì Q gần A nhất nên nó thuộc cực đại ngoài cùng.
    Thay k = 4 vào QA: $QA = {{{\ell ^2}} \over {2k\lambda }} - {{k\lambda } \over 2} \approx 2,2.$

    Câu 8.Cho 2 nguồn sóng kết hợp AB có phương trình u$_1$= u$_2$= 2acos(2πft), bước sóng λ, khoảng cách AB = 10λ = 12 cm. Nếu đặt nguồn phát sóng C vào hệ trên có phương trình u3 = acos(2πft) trên đường trung trực của S$_1$ S$_2$ sao cho tam giác ABC vuông. Tại M cách O ℓà trung điểm A; B một đoạn ngắn nhất bằng bao nhiêu dao động với biên độ 5a.
    A. 0,81cm
    B. 0,94 cm
    C. 1,1 cm
    D. 1,2 cm
    8.png
    Vì $AC \bot CB$ → A, C, B nằm trên đường tròn như hình vẽ.
    $\eqalign{
    & AM = \sqrt {A{O^2} + M{O^2}} = \sqrt {{x^2} + 36} \cr
    & A{B^2} = A{C^2} + C{B^2} = 2A{C^2} \to AC = 6\sqrt 2 \left( {cm} \right) \cr
    & CO = \sqrt {A{C^2} - A{O^2}} = 6\left( {cm} \right) \cr} $
    Sóng truyền từ A; B tới M có cùng phương trình
    u$_{AM}$ = u$_{BM}$ = 2acos(2πft -${{2\pi AM} \over \lambda }$)
    u$_{AMB}$ = u$_{AM}$ + u$_{BM}$ = 4acos(2πft - ${{2\pi AM} \over \lambda }$)
    Sóng truyền từ C tới M là uCM = acos(2πft - ${{2\pi .CM} \over \lambda }$) = acos(2πft - ${{5\pi .\left( {6 - x} \right)} \over 3}$)
    Tại M dao động với biên độ cực đại A = 5a thì
    $\eqalign{
    & \Delta \varphi = {{2\pi .AM} \over \lambda } - {{2\pi .(6 - x)} \over \lambda } = 2k\pi \to AM = 6 - x + 1,2k \cr
    & AO < AM < AC \to 6 < 6 - x + 1,2k < 6\sqrt 2 \to x > 6\left( {1 - \sqrt 2 } \right) + 1,2k > 0 \to k \ge 3 \cr} $
    x = xmin khi k = 3→xmin = 1,1147 cm
    .
    Câu 9.Hai mũi nhọn S$_1$ , S$_2$ cách nhau 8cm, gắn ở đầu một cần rung có tần số f = 100 Hz được cho chạm nhẹ vào mặt một chất lỏng. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = 0,8m/s. Gõ nhẹ cho cần rung thì hai điểm S$_1$ , S$_2$ dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u = acos(200πt) cm. Biết dao động của điểm M$_1$ trên mặt chất lỏng cách đều S$_1$ , S$_2$ khoảng là d = 8cm. Trên đường trung trực của đoạn S$_1$ S$_2$ có một điểm M$_2$ gần M$_1$ nhất và dao động cùng pha với M$_1$. Hỏi M$_2$ cách M$_1$ là bao nhiêu?
    A. 1cm và 4cm
    B. 9,1 cm và 9,4 cm
    C. 0,91 cm và 0,94 cm
    D. 0,1 cm và 0,5 cm
    9.png
    + Bước sóng $\lambda = {v \over f} = {{80} \over {100}} = 0,8cm$
    + M$_1$ nằm trên trung trực của S$_1$ S$_2$ , cách đều hai nguồn khoảng cách d$_1$ = 8cm, M$_1$ cách trung điểm I của S$_1$ S$_2$ là $I{M_1} = \sqrt {{S_1}M_1^2 - {S_1}{I^2}} = \sqrt {{8^2} - {4^2}} = 6,93cm$
    + Từ phương trình dao động của hai nguồn và phương trình dao động của M$_1$, ta nhận thấy hai nguồn S$_1$ và S$_2$ dao động cùng pha và M$_1$ cũng dao động cùng pha với hai nguồn.
    + Như vậy, muốn điểm M$_2$ nằm trên trung trực của S$_1$ S$_2$ dao động cụng pha với M$_1$ thì M$_2$ dao động cùng pha với hai nguồn. M$_2$ cách đều hai nguồn khoảng cách d$_2$ ( hình vẽ).
    + Độ lệch pha dao động giữa S$_1$ và M$_2$ $\Delta \varphi = 2\pi {{{d_2}} \over \lambda }$
    + Để M$_2$ dao động cùng pha với hai nguồn thì $\Delta \varphi = 2\pi {{{d_2}} \over \lambda } = 2\pi \to {d_2} = k\lambda $
    + Điều kiện ${d_2} \ge {d_1} \ge {{{S_1}{S_2}} \over 2} \to k\lambda \ge {{{S_1}{S_2}} \over 2} \to k \ge {{{S_1}{S_2}} \over {2\lambda }} = 5$
    + Điểm M$_1$ có d$_1$ = 8cm = 10λ. Vậy điểm M$_2$ gần M$_1$ nhất và dao động cùng pha với M$_1$ sẽ ứng với các giá trị k = 9 và k = 11 ( về hai phía của M$_1$)
    + Với k = 9 thì d$_2$ = 9λ = 7,2 cm. Ta có: $I{M_2} = \sqrt {{{\left( {{S_1}M_2^{}} \right)}^2} - {{\left( {{S_1}I} \right)}^2}} = \sqrt {7,{2^2} - {4^2}} = 5,99cm$
    Và do đó: M$_1$M$_2$ = IM$_1$ – IM$_2$ = 6,93 – 5,99 = 0,94 cm
    + Với k = 11 thì d$_2$ = 11λ = 8,8 cm. Ta có: $I{M_2} = \sqrt {{{\left( {{S_1}M_2^{}} \right)}^2} - {{\left( {{S_1}I} \right)}^2}} = \sqrt {8,{8^2} - {4^2}} = 7,84cm$
    Và do đó: M$_1$M$_2$ = IM$_1$ – IM$_2$ = 7,84 – 6,93 = 0,91 cm
    Chọn đáp án C

    Câu 10.Trên mặt nước có 2 nguồn sóng giống nhau A và B cách nhau 12 cm đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng 1,6 cm. điểm C cách đều 2 nguồn và cách trung điểm O của AB một khoảng 8 cm. số điểm dao động ngược pha với nguồn trên đoạn CO là
    A. 2.
    B. 4.
    C. 5.
    D. 6.
    10.png
    + Do hai nguồn dao động cùng pha nên để đơn giản ta cho pha ban đầu của chúng bằng 0. Độ lệch pha giữa hai điểm trên phương truyền sóng: $\Delta \varphi = {{2\pi d} \over \lambda }$.
    + Xét điểm M nằm trên đường trung trực của AB cách A một đoạn d$_1$ và cách B một đoạn d$_2$ . Suy ra d$_1$ =d$_2$ . Mặt khác điểm M dao động ngược pha với nguồn nên
    $\Delta \varphi = {{2\pi {d_1}} \over \lambda } = (2k + 1)\pi $ Hay : ${d_1} = (2k + 1){\lambda \over 2} = (2k + 1){{1,6} \over 2} = (2k + 1).0,8$ (1)
    . Theo hình vẽ ta thấy $AO \le {d_1} \le AC$ (2). Thay (1) vào (2) ta có :
    ${{AB} \over 2} \le (2k + 1)0,8 \le \sqrt {{{\left( {{{AB} \over 2}} \right)}^2} + O{C^2}} $ (Do AO = 0,5AB và $AC = \sqrt {{{\left( {{{AB} \over 2}} \right)}^2} + O{C^2}} $)
    Tương đương: $6 \le (2k + 1)0,8 \le 10 \Rightarrow 3,25 \le k \le 5,75 \Rightarrow \left\{ \matrix{
    k = 4 \hfill \cr
    k = 5 \hfill \cr} \right.$ Kết luận trên đoạn CO có 2 điểm dao dộng ngược pha với nguồn.
    Chọn đáp án A.
     

Chia sẻ trang này