Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Nâng cao Những bài về đường thẳng trong hình giải tích phẳng bạn nên biết

Thảo luận trong 'Bài 2. Phương trình đường thẳng trong mặt phẳng' bắt đầu bởi Huy Hoàng, 2/9/15.

  1. mai việt hùng

    mai việt hùng Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    9/10/17
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai mặt phẳng \(\left( P \right):x + y - z - 2 = 0,\)\(\left( Q \right):x + 3y - 12 = 0\) và đường thẳng \(d:\frac{{x - 1}}{3} = \frac{{y + 2}}{{ - 1}} = \frac{{z + 1}}{2}.\) Viết phương trình mặt phẳng chứa đường thẳng d và giao tuyến của hai mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right).\)
    A. \(\left( R \right):5{\rm{x}} + y - 7{\rm{z}} - 1 = 0.\)
    B. \(\left( R \right):{\rm{x}} + 2y - z + 2 = 0.\)
    C. \(\left( R \right):{\rm{x}} + 2y - {\rm{z}} = 0.\)
    D. \(\left( R \right):15{\rm{x}} + 11y - 17{\rm{z}} - 10 = 0.\)
     
    1. Minh Toán
      VTPT của (P) là \(\overrightarrow {{n_1}} = \left( {1;1; - 1} \right)\), VTPT của (Q) là \(\overrightarrow {{n_2}} = \left( {1;3;0} \right)\). Gọi \({d'} = \left( P \right) \cap \left( Q \right).\)
      Gọi d’ là giao tuyến của hai mặt phẳng (P) và (Q)
      Khi đó VTCP của d’ là \(\overrightarrow u = \left[ {\overrightarrow {{n_1}} ,\overrightarrow {{n_2}} } \right] = \left( {3; - 1;2} \right)\) cũng là VTCP của d nên d song song d’.
      Ta có: \(A\left( {1; - 2; - 1} \right) \in d,\,\,B\left( {0;4;2} \right) \in {\rm{d'}} \Rightarrow \overrightarrow {AB} = \left( { - 1;6;3} \right)\)
      VTPT của (R) là \(\overrightarrow n = \left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow u } \right] = \left( {15;11; - 17} \right).\)
      Phương trình mặt phẳng (R) là: \(15\left( {x - 0} \right) + 11\left( {y - 4} \right) - 17\left( {z - 2} \right) = 0 \Leftrightarrow 15{\rm{x}} + 11y - 17{\rm{z}} - 10 = 0.\)
       
      Minh Toán, 7/12/17
  2. Mai2612

    Mai2612 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    6/10/17
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):\frac{x}{3} + \frac{y}{2} + \frac{z}{1} = 1.\) Vectơ nào dưới đây là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P)?
    A. \(\overrightarrow n = \left( {6;3;2} \right).\)
    B. \(\overrightarrow n = \left( {2;3;6} \right).\)
    C. \(\overrightarrow n = \left( {1;\frac{1}{2};\frac{1}{3}} \right).\)
    D. \(\overrightarrow n = \left( {3;2;1} \right).\)
     
    1. Minh Toán
      Mặt phẳng (P) có một VTPT là \(\overrightarrow {{n_1}} = \left( {\frac{1}{3};\frac{1}{2};1} \right) = \frac{1}{6}\left( {2;3;6} \right) = \frac{1}{6}\overrightarrow n \Rightarrow \overrightarrow n \) cũng là 1 VTPT của (P).
       
      Minh Toán, 7/12/17
  3. mai762226

    mai762226 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    2/7/17
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai đường thẳng \({d_1}:\frac{{x - 2}}{1} = \frac{{y - 1}}{{ - 1}} = \frac{z}{2}\) và \({d_2}:\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 2 - t}\\{y = 3}\\{z = t}\end{array}} \right.\). Tìm phương trình của mặt phẳng cách đều hai đường thẳng \({d_1},{d_2}\)
    A. \(x + 3y + z - 8 = 0\)
    B. \(x + 5y - 2z + 12 = 0\)
    C. \(x - 5y + 2z - 12 = 0\)
    D. \(x + 5y + 2z + 12 = 0\)
     
    1. Minh Toán
      Các VTCP của \({d_1}\) và \({d_2}\) lần lượt là: \(\overrightarrow {{u_1}} \left( {1; - 1;2} \right),\overrightarrow {{u_2}} \left( { - 1;0;1} \right)\). Ta có \(\left[ {\overrightarrow {{u_1}} ;\overrightarrow {{u_2}} } \right] = \left( { - 1; - 3; - 1} \right) \ne \overrightarrow 0 \) \( \Rightarrow {d_1},{d_2}\) cắt nhau hoặc chéo nhau.
      Giải hệ phương trình của \({d_1}\) và \({d_2}\) \( \Rightarrow \) vô nghiệm \( \Rightarrow {d_1}\) và \({d_2}\) chéo nhau.
       
      Minh Toán, 7/12/17
    2. Minh Toán
      Khi đó (P) nhận \(\overrightarrow n = \left[ {\overrightarrow {{u_1}} ;\overrightarrow {u{_2}} } \right] = \left( { - 1; - 3; - 1} \right)\) làm VTPT \( \Rightarrow \left( P \right):x + 3y + z + m = 0\)
      \(A\left( {2;1;0} \right) \in {d_1};B\left( {2;3;0} \right) \in {d_2} \Rightarrow d\left( {A;\left( P \right)} \right) = d\left( {B;\left( P \right)} \right) \Leftrightarrow \frac{{\left| {2 + 3.1 + 0 + m} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {3^2} + {1^2}} }} = \frac{{\left| {2 + 3.3 + 0 + m} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {3^2} + {1^2}} }}\)
      \( \Leftrightarrow m = - 8 \Rightarrow \left( P \right):x + 3y + z - 8 = 0\)
       
      Minh Toán, 7/12/17
  4. nam dương

    nam dương Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    15/5/17
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz. Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm \(M\left( {1;2;3} \right)\) và cắt cấc trục Ox, Oy, Oz lần lượt tại ba điểm A, B, C khác với gốc tọa độ O sao cho biểu thức \(T = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}}\) có giá trị nhỏ nhất.
    A. \(\left( P \right):x + 2y + 3z - 14 = 0\)
    B. \(\left( P \right):6x - 3y + 2z - 6 = 0\)
    C. \(\left( P \right):6x + 3y + 2z - 18 = 0\)
    D. \(\left( P \right):3x + 2y + 3z - 10 = 0\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Gọi \(A\left( {a;0;0} \right),B\left( {0;b;0} \right),C\left( {0;0;c} \right)\)
      Do đó phương trình mp (P) là: \(\frac{x}{a} + \frac{y}{b} + \frac{z}{c} = 1\)
      Vì \(M\left( {1;2;3} \right) \in \left( P \right)\) nên \(\frac{1}{a} + \frac{2}{b} + \frac{3}{c} = 1\)
      Vì tứ diện OABC có OA; OB; OC đôi một vuông góc và gọi H là trực tâm\(\Delta ABC\): \(\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}}\)
      Do đó \(\frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}}\) nhỏ nhất \( \Leftrightarrow \frac{1}{{O{H^2}}}\) nhỏ nhất hay \(O{H^2}\) lớn nhất.
      \(OH = d\left( {O;\left( {ABC} \right)} \right) = d\left( {O;\left( P \right)} \right) \Leftrightarrow OH = \frac{{\left| { - 1} \right|}}{{\sqrt {\frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}}} }} \Rightarrow O{H^2} = \frac{1}{{\frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}}}}\)
       
      Minh Toán, 7/12/17
    2. Minh Toán
      Theo Bunhiacopski ta có: \(1 = {\left( {1.\frac{1}{a} + 2.\frac{1}{b} + 3.\frac{1}{c}} \right)^2} \le \left( {{1^2} + {2^2} + {3^2}} \right)\left( {\frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}}} \right)\)
      \( \Leftrightarrow \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}} \ge \frac{1}{{14}}\).
      Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow \frac{1}{{\frac{1}{a}}} = \frac{2}{{\frac{1}{b}}} = \frac{3}{{\frac{1}{c}}} \Leftrightarrow a = 2b = 3c \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 14}\\{b = 7}\\{c = \frac{{14}}{3}}\end{array}} \right.\)
      Phương trình mặt phẳng (P) là: \(\frac{x}{{14}} + \frac{y}{7} + \frac{z}{{\frac{{14}}{3}}} = 1 \Leftrightarrow x + 2y + 3z - 14 = 0\)
       
      Minh Toán, 7/12/17
  5. toan2kbv

    toan2kbv Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    29/10/17
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Mặt phẳng đi qua \(A\left( {2;3;1} \right)\) và giao tuyến của hai mặt phẳng \(x + y = 0\) và \(x - y + z + 4 = 0\) có phương trình là:
    A. \(x - 3y + 6{\rm{z}} - 1 = 0.\)
    B. \(2{\rm{x}} - y + z - 2 = 0.\)
    C. \(x - 9y + 5{\rm{z}} + 20 = 0.\)
    D. \(x + y + 2{\rm{z}} - 7 = 0.\)
     
    1. Minh Toán
      Tập hợp các điểm thuộc giao tuyến của hai mặt phẳng có tọa độ là nghiệm của hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}
      x + y = 0\\
      x - y + z + 4 = 0
      \end{array} \right.\)
      Lấy điểm \(B\left( {0;0; - 4} \right),\,\,C\left( {1; - 1; - 6} \right)\) thuộc giao tuyến của hai mặt phẳng trên.
      Khi đó:
      \(\overrightarrow {AB} \left( { - 2; - 3; - 5} \right);\,\,\overrightarrow {AC} \left( { - 1; - 4; - 7} \right) \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right] = \left( {1; - 9;5} \right)\)
      Mặt phẳng đi qua A và giao tuyết của hai mặt phẳng nhận \(\overrightarrow n = \left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right] = \left( {1; - 9;5} \right)\) làm một VTPT nên có phương trình là: \(x - 9y + 5{\rm{z}} - 20 = 0.\)
       
      Minh Toán, 7/12/17
  6. toangmg3

    toangmg3 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    20/10/17
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), gọi \(M\), \(N\), \(P\) lần lượt là hình chiếu vuông góc của \(A\left( {2;\,\, - 1;\,\,1} \right)\) lên các trục \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua \(A\) và song song với mặt phẳng \(\left( {MNP} \right).\)
    A. \(x - 2y + 2z - 2 = 0\).
    B. \(x - 2y + 2z - 6 = 0\)
    C. \(x - 2y - 4 = 0\).
    D. \(x + 2z - 4 = 0\).
     
    1. Minh Toán
      Ta có: \(M(2;0;0),N(0; - 1;0),P(0;0;1).\)
      \( \Rightarrow (MNP):\frac{x}{2} - \frac{y}{1} + \frac{z}{1} = 1 \Leftrightarrow x - 2y + 2z - 2 = 0.\)
      Mặt phẳng đi qua A và song song với mặt phẳng (MNP) có phương trình là:\(x - 2y + 2z - 6 = 0.\)
       
      Minh Toán, 7/12/17
  7. todinhthuc88

    todinhthuc88 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    17/7/17
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, gọi\((P):\frac{x}{a} + \frac{y}{b} + \frac{z}{c} = 1\) (với \(a > 0,b > 0,c > 0\)) là mặt phẳng đi qua điểm \(H(1;1;2)\) và cắt \(Ox,Oy,Oz\) lần lượt tại các điểm \(A,B,C\)sao cho khối tứ diện \(OABC\) có thể tích nhỏ nhất. Tính \(S = a + 2b + c\).
    A. \(S = 15\).
    B. \(S = 5\).
    C. \(S = 10\).
    D. \(S = 4\).
     
    1. Minh Toán
      Ta có: \(A(a;0;0),B(0;b;0),C(0;0;c)\) và \({V_{OABC}} = \frac{1}{6}abc\).
      Vì \(H \in (P)\) nên \(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{2}{c} = 1\) (1)
      Áp dụng BĐT Cô-si cho 3 số dương \(\frac{1}{a}\), \(\frac{1}{b}\) và \(\frac{2}{c}\), ta có:
      \({\left( {\frac{{\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{2}{c}}}{3}} \right)^3} \ge \frac{1}{a} \cdot \frac{1}{b} \cdot \frac{2}{c}\) (2) (dấu “=” xảy ra khi \(\frac{1}{a} = \frac{1}{b} = \frac{2}{c}\))
      Từ (1) và (2), suy ra \(abc \ge \frac{2}{{27}}\), hay \(V \ge \frac{4}{9}\); \(V = \frac{4}{9} \Leftrightarrow \frac{1}{a} = \frac{1}{b} = \frac{2}{c}\), suy ra \(a = b = 3,c = 6\)(do (1)).
      Vậy: \(S = a + 2b + c = 15\)
       
      Minh Toán, 7/12/17
  8. toilaai15655

    toilaai15655 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    3/6/17
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Viết phương trình mặt phẳng qua \(A\left( {1;1;1} \right),\) vuông góc với hai mặt phẳng \(\left( \alpha \right):x + y - z - 2 = 0,\) \(\left( \beta \right):x - y + z - 1 = 0.\)
    A. \(y + z - 2 = 0\)
    B. \(x + y + z - 3 = 0\)
    C. \(x + z - 2 = 0\)
    D. \(x - 2y + z = 0\)
     
    1. Minh Toán
      \(\left( \alpha \right):x + y - z - 2 = 0\) có vecto pháp tuyến \(\overrightarrow n = \left( {1;1; - 1} \right)\)
      \(\left( \beta \right):x - y + z - 1 = 0\) có vecto pháp tiuến \(\overrightarrow a = \left( {1; - 1;1} \right)\)
      Ta có: \(\left( {\overrightarrow n ,\overrightarrow a } \right) = \left( {0; - 2; - 2} \right).\)
      Khi đó mặt phẳng cần tìm có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow {n'} = - \frac{1}{2}.\left( {\overrightarrow n ,\overrightarrow a } \right) = \left( {0;1;1} \right)\)
      Mặt khác mặt phẳng đi qua \(A\left( {1;1;1} \right)\) nên có phương trình \(1.\left( {y - 1} \right) + 1.\left( {z - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow y + z - 2 = 0.\)
       
      Minh Toán, 7/12/17
  9. toilaai15655

    toilaai15655 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    3/6/17
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Trong không gian với hệ trục Oxyz.cho \(H\left( {1;4;3} \right).\) Mặt phẳng (P) qua H cắt các tia Ox, Oy, Oz tại 3 điểm là đỉnh của một tam giác nhận H làm trực tâm. Phương trình mặt phẳng (P) là:
    A. \(x + 4y + 3z + 26 = 0\)
    B. \(x + 4y + 3z - 16 = 0\)
    C. \(x - 4y - 3z + 24 = 0\)
    D. \(x - 4y - 3z + 12 = 0\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{AB \bot CH}\\{AB \bot CO}\end{array}} \right. \Rightarrow AB \bot \left( {CHO} \right) \Rightarrow AB \bot OH\)
      Tương tự: \(OH \bot AC \Rightarrow OH \bot \left( {ABC} \right)\)
      Suy ra (P) nhận \(\overrightarrow {OH} = \left( {1;4;3} \right)\) làm vecto pháp tuyến
      \( \Rightarrow \left( P \right):\left( {x - 1} \right) + 4\left( {y - 4} \right) + 3\left( {z - 3} \right) = 0\)
      Hay \(\left( P \right):x + 4y + 3z - 26 = 0.\)
       
      Minh Toán, 7/12/17
  10. mai việt hùng

    mai việt hùng Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    9/10/17
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Mặt phẳng đi qua điểm \(A\left( {1;2;3} \right)\) và vecto pháp tuyến \(\overrightarrow n = \left( {3; - 2; - 1} \right)\) có phương trình là:
    A. \(3x - 2y - z + 4 = 0\)
    B. \(3x - 2y - z - 4 = 0\)
    C. \(3x - 2y + z = 0\)
    D. \(x + 2y + 3z + 4 = 0\)
     
    1. Minh Toán
      Ta có \(3\left( {x - 1} \right) - 2\left( {y - 2} \right) - \left( {z - 3} \right) = 0 \Leftrightarrow 3x - 2y - z + 4 = 0.\)
       
      Minh Toán, 7/12/17
  11. decal in tem nhan

    decal in tem nhan Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    22/4/17
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{{x - 1}}{1} = \frac{y}{{ - 2}} = \frac{{z + 1}}{{ - 1}}\) và mặt phẳng \((P):x + y - z + 1 = 0,\) Viết phương trình mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) chứa đường thẳng d và vuông góc mặt phẳng (P).
    A. \(3x + y + 4z - 1 = 0.\)
    B. \(3x - y + 4z + 1 = 0.\)
    C. \(3x + y + 4z + 1 = 0.\)
    D. \(x + 3y + 4z + 1 = 0.\)
     
    1. Minh Toán
      Xét đường thẳng (d) có \(\overrightarrow {{u_{(d)}}} = (2; - 2; - 1)\) và \((P):\overrightarrow {{n_{(P)}}} = (1;1; - 1) \Rightarrow \left( {\overrightarrow {{u_{(d)}}} ;\overrightarrow {{n_{(P)}}} } \right) = (3;1;4).\)
      Vì \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{n_{(\alpha )}}} \bot \overrightarrow {{u_{(d)}}} \\\overrightarrow {{n_{(\alpha )}}} \bot \overrightarrow {{n_{(P)}}} \end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow {{n_{(\alpha )}}} = \left( {\overrightarrow {{u_{(d)}}} ;\overrightarrow {{n_{(P)}}} } \right) = (3;1;4)\)
      Mặt khác \(\left( \alpha \right)\) đi qua M(1;0;-1) thuộc d, nên có phương trình là:
      \(\left( \alpha \right):3(x - 1) + 1(y - 0) + 4(z + 1) = 0 \Leftrightarrow 3x + y + 4z + 1 = 0.\)
       
      Minh Toán, 7/12/17
  12. Vân Anh2k

    Vân Anh2k Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    6/10/17
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{{x - 1}}{2} = \frac{y}{1} = \frac{{z + 1}}{3}\)và mặt phẳng \((P):2x + y - z = 0\). Viết phương trình mặt phẳng (Q) chứa đường thẳng d và vuông góc mặt phẳng (P).
    A. \(2x - y - z = 0\)
    B. \(x - 2y + 1 = 0\)
    C. \(x+2y+z=0\)
    D. \(x-2y-1=0\)
     
    1. Minh Toán
      Gọi \(\overrightarrow u = (2;1;3)\) là VTCP của d.
      \(\overrightarrow n = \left( {2;1; - 1} \right)\) là VTPT của (P).
      Ta có: \(\left[ {\overrightarrow u ;\overrightarrow n } \right] = \left( { - 4;8;0} \right)\)
      Mặt phẳng (Q) chứa d và vuông góc với mặt phẳng (P) nên nhận \(\overrightarrow {n'} = - \frac{1}{4}\left[ {\overrightarrow u ;\overrightarrow n } \right] = (1; - 2;0)\) làm VTPT.
      (Q) chứa d nên đi qua điểm A(1;0;-1) thuộc d.
      Vậy phương trình (Q) là: \(1(x - 1) - 2(y - 0) + 0(z + 1) = 0 \Leftrightarrow x - 2y - 1 = 0.\)
       
      Minh Toán, 7/12/17
  13. caiwinonha

    caiwinonha Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    27/6/17
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu \((S):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x + 6y - 8z - 10 = 0;(P):x + 2y - 2z + 2017 = 0\) . Viết phương trình mặt phẳng (Q) song song với (P) và tiếp xúc với (S).
    A. \(x + 2y - 2z + 25 = 0\) hoặc \(x + 2y - 2z + 1 = 0\)
    B. \(x + 2y - 2z + 31 = 0\) hoặc \(x + 2y - 2z--5 = 0\)
    C. \(x + 2y - 2z + 5 = 0\) hoặc \(x + 2y - 2z - 31 = 0\)
    D. \(x + 2y - 2z - 25 = 0\) hoặc \(x + 2y - 2z - 1 = 0\)
     
    1. Minh Toán
      Mặt cầu S có tâm I(1;-3;4) và bán kính 6.
      (Q): x+2y-2z+d=0 ( do (Q) song song với (P))
      \({d_{1/(Q)}} = \frac{{|1.1 + 2( - 3) - 2.4 + d|}}{{\sqrt {{1^2} + {2^2} + {2^2}} }} = 6 \Rightarrow 6.3 = | - 13 + d| \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} d = - 5\\ d = 31 \end{array} \right.\)
      Vậy phương trình mặt phẳng (Q) cần tìm là:\(x + 2y - 2z + 31 = 0\) hoặc \(x + 2y - 2z--5 = 0\)
       
      Minh Toán, 7/12/17
  14. Phạm Chí Năng

    Phạm Chí Năng Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    9/8/17
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho A(1;2;-5) Gọi M, N, P là hình chiếu của A lên các trục Ox, Oy, Oz. Viết phương trình mặt phẳng (MNP).
    A. \(x + \frac{y}{2} - \frac{z}{5} = 1\)
    B. \(x + 2y - 5z + 1 = 0\)
    C. \(x + 2y - 5z = 1\)
    D. \(x + \frac{y}{2} - \frac{z}{5} + 1 = 0\)
     
    1. Minh Toán
      Ta có \(M(1;0;0),N(0,2,0),P(0,0, - 5)\) lần lượt là hình chiếu của A lên các trục tọa độ.
      Khi đó: Phương trình mặt phẳng (MNP) là: \(\frac{x}{1} + \frac{y}{2} + \frac{z}{{ - 5}} = 1.\)
       
      Minh Toán, 7/12/17
  15. Phạm Hoàng Cường

    Phạm Hoàng Cường Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    10/7/17
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Trong không gian với tọa độ Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{{x + 1}}{2} = y + 1 = z - 3\) và mặt phẳng \((P):x + 2y - z + 5 = 0\). Viết phương trình mặt phẳng (Q) chứa đường thẳng d và tạo với (P) một góc nhỏ nhất.
    A. \(x - z + 3 = 0\)
    B. \(x + y - z + 2 = 0\)
    C. \(x - y - z + 3 = 0\)
    D. \(y - z + 4 = 0\)
     
    1. Minh Toán
      Gọi \(\Delta\) là giao tuyến của 2 mặt phẳng (P) và (Q).
      Khi đó góc giữa (P) và (Q) nhỏ nhất khi và chỉ khi \(\Delta \perp d.\)
      Đường thẳng d qua M(-1;-1;3) và có \(\overrightarrow {{u_d}} (2;1;1)\)
      Khi đó VTCP của là:
      Suy ra \(\overrightarrow {{n_Q}} = \left[ {\overrightarrow {{u_d}} ;\overrightarrow {{u_\Delta }} } \right] = 9(0;1; - 1) \Rightarrow (Q):y - z + 4 = 0.\)
       
      Minh Toán, 7/12/17
  16. Hoàng Nhi

    Hoàng Nhi Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    5/3/18
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    $Gọi \alpha là mặt phẳng đi qua điểm A(1;2;3) và song song với mặt phẳng \beta : x-4y+z+12=0. Viết phương trình tổng quát của \alpha$
     

Chia sẻ trang này