Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

máy quang phổ - các loại quang phổ

Thảo luận trong 'Bài 26: Các loại quang phổ' bắt đầu bởi Doremon, 14/1/15.

  1. Doremon

    Doremon Moderator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    29/9/14
    Bài viết:
    1,299
    Đã được thích:
    210
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Câu 1. Chọn câu đúng?
    Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ lăng kính dựa trên hiện tượng
    A. nhiễu xạ ánh sáng.
    B. giao thoa ánh sáng.
    C. tán sắc ánh sáng.
    D. khúc xạ ánh sáng.

    Câu 2. Chọn câu đúng?
    Trong máy quang phổ lăng kính, ống chuẩn trực có tác dụng
    A. phân tích chùm sáng thành nhiều tia sáng đơn sắc.
    B. tạo ra một chùm tia sáng song song.
    C. chụp ảnh quang phổ.
    D. để quan sát quang phổ.

    Câu 3. Trong máy quang phổ lăng kính, bộ phần có tác dụng phân tích chùm sáng phức tạp thành nhiều tia sáng đơn sắc là
    A. ống chuẩn trực.
    B. hệ tán sắc
    C. buống ảnh.
    D. nguồn sáng.

    Câu 4. Chọn câu đúng?
    Trong máy quang phổ lăng kính, tất cả các tia sáng đơn sắc ló ra khỏi hệ tán sắc
    A. đều hội tụ tại một điểm.
    B. và cùng màu ( ví dụ tia đỏ) thì hội tụ tại một điểm.
    C. đếu song song.
    D. và cùng màu ( ví dụ tia các tia đỏ) thì song song với nhau.

    Câu 5. Chọn câu đúng?
    Khi nhiệt độ miếng sắt càng cao thì miền quang phổ càng lan rộng sang miền có bước song
    A. ngắn và càng sáng thêm.
    B. dài và độ sáng không đổi.
    C. ngắn và độ sáng không đổi.
    D. dài và cáng sáng thêm.

    Câu 6. Chọn câu sai?
    A. Quang phổ gồm nhiều dải màu liên tục từ đỏ tới tím là quang phổ liên tục.
    B. Mọi chất rắn, lỏng, khí khi bị nung nóng đều phát ra quang phổ liên tục.
    C. Quang phổ liên tục của miếng sắt và miếng sứ ở cùng nhiệt độ thì giống nhau.
    D. Khi nhiệt độ tăng dần thì quang phổ liên tục lan dần từ bức xạ có bước sóng dài sang bức xạ có bước sóng ngắn.

    Câu 7. Quang phổ liên tục được ứng dụng để
    A. đo nhiệt độ của vác vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao.
    B. biết sự có mặt của các nguyên tô có trong mẫu vật.
    C. đo nồng độ các nguyên tố có trong mẫu vật.
    D. nhận biết màu sắc của vật phát sáng.

    Câu 8. Chọn câu sai.
    Quang phổ liên tục thu được từ ánh sáng
    A. trắng của mặt trời.
    B. đơn sắc vàng.
    C. của bóng đèn dây tóc nóng sáng.
    D. của hồ quang điện đang phát sáng.

    Câu 9. Chọn câu đúng?
    Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ
    A. gồm các vạch màu riêng lẻ cách đều nhau.
    B. gồm các vạch tối xuất hiện trên nên quang phổ liên tục.
    C. gồm các vạch màu riêng lẻ ngăn cách bởi những khoảng tối.
    D. gồm các vạch màu biến thiên từ đỏ tới tím.

    Câu 10. Nguồn phát quang phổ vạch phát xạ là
    A. chất rắn.
    B. chất lỏng.
    C. chất khí hay hơi ở áp suất cao.
    D. chất khí hay hơi ở áp suất thấp.

    Câu 11. Chọn câu sai?
    A. Quang phổ vạch phát xạ gồm các vạch màu riêng lẻ ngăn cách bởi những khoảng tối.
    B. Các chất khí hay hơi ở áp suất thấp phát ra quang phổ vạch phát xạ khi bị kích thích.
    C. Các nguyên tố khác nhau phát ra các quang phổ vạch chỉ khác nhau về màu sắc và số lượng vạch.
    D. Quang phổ vạch phát xạ đặc trưng cho nguyên tố phát ra quang phổ đó.

    Câu 12. Chọn câu đúng?
    Các chất khí hay hơi có thể phát ra quang phổ
    A. liên tục.
    B. vạch phát xạ.
    C. vạch hấp thụ.
    D. đám hấp thụ.

    Câu 13. Chọn câu đúng?
    Quang phổ Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là quang phổ
    A. liên tục.
    B. vạch phát xạ.
    C. vạch hấp thụ.
    D. đám hấp thụ.

    Câu 14. Điều nào sau đây là sai khi nói về máy quang phổ?
    A. Máy quang phổ dùng để phân tích chùm sang nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau.
    B. Ống chuẩn trực của máy quang phổ dùng để tạo ra chùm sáng phân kì.
    C. Lăng kính trong máy quang phổ có dùng để tán sắc chùm sáng càn phân tích.
    D. Một trong những bộ phận chính của máy quang phổ là buống ảnh.

    Câu 15. Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ dựa trên hiện tượng
    A. tán sắc ánh sáng.
    B. khúc xạ ánh sáng.
    C. phản xạ ánh sáng.
    D. giao thoa ánh sáng.

    Câu 16. Chùm tia ló ra khỏi lăng kính trong một máy quang phổ là
    A. chùm phân kì màu trắng.
    B. chùm phân kì nhiều màu.
    C. chùm tia có màu đơn sắc khác nhau song song với nhau.
    D. một tập hợp gồm nhiều chùm tia song song, mỗi chùm có một màu.

    Câu 17. Sử dụng phép phân tích quang phổ sẽ xác định được
    A. màu sắc của vật phát sáng.
    B. hình dạng của vật phát sáng.
    C. kích thước, hình dạng của vật phát sáng.
    D. thành phần cấu tạo và nhiệt độ của vật phát sáng.

    Câu 18. Ánh sáng nào sau đây khi được chiếu vào máy quang phổ sẽ được quang phổ liên tục?
    A. ánh sáng trắng.
    B. ánh sáng đỏ.
    C. ánh sáng gồm ba thành phần đỏ, cam, tìm.
    D. ánh sáng tím.

    Câu 19. Quang phổ của vật phát sáng nào dưới đây là quang phổ liên tục?
    A. Đèn hơi thủy ngân.
    B. Đèn hơi natri.
    C. Đèn hơi dây tóc nóng sáng.
    D. Đèn hơi hiđrô.

    Câu 20. Quang phổ liên tục là
    A. quang phổ gồm một dải sáng có màu sắc biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
    B. quang phổ gồm một hệ thống các vạch màu riêng lẻ nằm trên một nền tối.
    C. quang phổ do các chất khí hay hơi bị kích thích bằng cách nung nóng hay phóng tia lửa điện… phát ra.
    D. quang phổ do các vật có tỉ khổi nhỏ phát ra khi bị nung nóng.

    Câu 21. Đặc điểm của quang phổ liên tục
    A. phụ thuộc vào cấu tạo của nguồn sáng.
    B. phụ thuộc vào nhiệ độ và cấu tạo của nguồn sáng.
    C. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng mà không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn.
    D. ngoài nhiệt độ và cấu tạo của nguồn sáng, quang phổ liên tục còn phụ thuộc cấu tạo của nguồn.

    Câu 22. Quang phổ liên tục phát ra bởi hai vật khác nhau thì
    A. hoàn toàn khác nhau ở mọi nhiệt độ.
    B. hoàn toàn giống nhau ở mọi nhiệt độ.
    C. giống nhau, nếu mỗi có một nhiệt độ thích hợp.
    D. giống nhau, nếu hai vật có cùng nhiệt độ.

    Câu 23. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ theo cách nào?
    A. Ở nhiệt độ càng cao, quang phổ càng mở rộng về miền có bước sóng ngắn.
    B. Ở nhiệt độ càng cao, quang phổ càng mở rộng về miền có bước sóng dài.
    C. Ở nhiệt độ càng thấp, quang phổ càng mở rộng về miền có bước sóng ngắn.
    D. Ở nhiệt độ càng thấp, quang phổ tỉ lệ thuận với nhiệt độ của nguồn sáng.

    Câu 24. Ứng dụng của việc khảo sát quang phổ liên tục là
    A. xác định thành phần cấu tạo hóa học của một vật nào đó.
    B. xác định nhiệt độ và thành phần cấu tạo hóa học của một vật nào đó.
    C. xác định hình dạng và cấu tạo của vật phát sáng.
    D. xác định nhiệt độ của các vật có nhiệt độ cao và rất cao.

    Câu 25. Quang phổ vạch phát xạ là
    A. hệ thống những vạch màu riêng lẻ xuất hiện trên nền tối.
    B. hệ thống những vạch tối riêng lẻ nằm trên nền sáng.
    C. hệ thống các vạch sáng và dải màu nằm xen kẽ nhau.
    D. dải màu biến thiên từ lam đến tím.

    Câu 26. Quang phổ vạch phát xạ có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau đây?
    A. Có tính đặc trưng cho từng nguyên tố.
    B. Phụ thuộc kích thích của nguồn phát.
    C. Phụ thuộc nhiệt độ và kích thước của nguồn phát.
    D.Phụ thuộc vào áp suất của nguồn phát

    Câu 27. Chọn phát biểu sai về quang phổ vạch phát xạ ?
    A. Đó là quang phổ gồm những vạch màu riêng biệt nằm trên một nền tối.
    B. Quang phổ vạch phát xạ do các chất khí hay hơi ở áp suất cao phát sáng khi bị đốt nóng.
    C. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch, vị trí vạch và cường độ sáng của các vạch đó.
    D. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật.

    Câu 28. Quang phổ vạch hấp thụ là
    A. hệ thống những vạch màu riêng lẻ nằm trên nền tối.
    B. hệ thống những vạch tối riêng lẻ nằm trên một nền sáng.
    C. hệ thống các vạch sáng và dải màu nằm xen kẽ nhau.
    D. dải màu biến thiên liên tục từ đỏ tời tím.

    Câu 29. Chọn phát biểu sai về quang phổ vạch hấp thụ?
    A. Quang phổ vạch hấp thụ là quang phổ gồm những vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục.
    B. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
    C. Ở một nhiệt độ nhất định một đám hơi có khả năng phát ra ánh sáng đơn sắc nào thì nó cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng đơn sắc đó.
    D. Có thể dùng quang phổ vạch hấp thụ của một chất thay cho quang phổ vạch phát xạ của chất đó trong phép phân tích bằng quang phổ.

    Câu 30. Khi một vật hấp thụ ánh sáng phát ra từ một nguồn, thì nhiệt độ của vật sẽ
    A. thấp hơn nhiệt độ của nguồn.
    B. bằng nhiệt độ của nguồn.
    C. cao hơn nhiệt độ của nguồn.
    D. có thể nhận giá trị bất kì.

    Câu 31. Điều kiện để có quang phổ vạch hấp thụ là
    A. không cần điều kiện gì.
    B. khi nhiệt độ của đám khí hay hơi phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn phát quang liên tục.
    C. khi nhiệt độ của đám khí hay hơi phải cao hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tục.
    D. khi áp suất của khối khí phải rất thấp.

    Câu 32. Trong quang phổ hấp thụ của một khối khí hay hơi thì
    A. vị trí của vạch tối trùng với vị trí các vạch màu của quang phổ liên tục của khối khí hay hơi đó.
    B. vị trí của các vạch màu trùng với vị trí các vạch tối của quang phổ phát xạ của khối khí hay hơi đó.
    C. vị trí của các vach tối trùng với vị trí các vạch màu của quang phổ vạch phát xạ của khối khí hay hơi đó.
    D. vị trí của những vạch tối xen kẽ với những vạch sáng.

    Câu 33. Điều nào sau đây là sai khi nói về ưu thế của phép phân tích quang phổ?
    A. Phép phân tích định tính đơn giản và cho kết quả nhanh hơn phân tích hóa học.
    B. Phân tích định lượng với độ chính xác cao.
    C. Phát hiện được cả những tạp chất có nồng độ rất nhỏ.
    D. Phát hiện tất cả các hợp chất.

    Câu 34. Vạch quang phổ về thực chất là
    A. những vạch sáng, tối trên các quang phổ.
    B. bức xạ đơn sắc, tách ra từ những chùm sáng phức tạp.
    C. ảnh thật của khe máy quang phổ tạo bởi những chùm sáng đơn sắc.
    D. thành phần cấu tạo của mọi quang phổ.

    Câu 35. Hiện tượng đảo sắc là
    A. sự dịch chuyển các vạch quang phổ phát xạ khi nhiệt độ nguồn phát thay đổi.
    B. sự dịch chuyển các vạch quang phổ háp thụ khi nhiệt độ của nguồn phát thay đổi.
    C. hiện tượng quang phổ liên tục bị mất một số vạch màu nào đó.
    D. hiện tượng tại một nhiệt độ nhất định đám hơi có khả năng hấp thụ đúng những ánh sáng đơn sắc mà nó có khả năng phát xạ.

    Câu 36. Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ cho phép kết luận rằng
    A. Tron cùng một điều kiện, một chất chỉ hấp thụ hoặc chỉ bức xạ ánh sáng.
    B. Các vạch tối xuất hiện trên nền quang phổ liên tục là do giao thoa ánh sáng.
    C. Trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mọi chất đều hấp thụ và bức xạ các ánh sáng có cùng bước sóng.
    D. Ở nhiệt độ xác định, một chất chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ và ngược lại, nó chỉ phát những bức xạ mà nó có khả năng hấp thụ.

    Câu 37. Quang phổ Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là quang phổ
    A. liên tục.
    B. vạch phát xạ.
    C. vạch hấp thụ.
    D. đám hấp thụ.
     
    đầu_đất thích bài này.
  2. THANH HOA

    THANH HOA Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    9/4/15
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nữ
    1C 2B 3B 4D 5A 6D 7A 8A 9C 10D 11C 12B 13A 14A 15A 16C 17A 18A 19C 20A 21C 22D 23A 24D 25A 26A 27B 28B 29D 30C 31D 32D 33A 34A 35A 36D 37A
     
  3. đầu_đất

    đầu_đất Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    14/1/16
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Quang phổ của mặt trời phát ra là quang phổ liên tục còn ánh sáng mặt trời thu được trên Trái Đất là ánh sáng do Mặt Trời phát ra và qua lớp khí quyển của T Đất=> quang phổ của Mặt Trời thu được trên Trái Đất là quang phổ vạch hấp thụ
     
    Tăng Giáp thích bài này.

Chia sẻ trang này