Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Bài 2. THUYẾT ELECTRON - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

Thảo luận trong 'Chương 1. Điện tích - Điện trường' bắt đầu bởi Tăng Giáp, 14/10/16.

  1. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    16/11/14
    Bài viết:
    4,630
    Đã được thích:
    282
    Điểm thành tích:
    83
    Giới tính:
    Nam
    1, Thuyết electron:
    * Bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
    * Nguyên tử bị mất electron trở thành ion dương, nguyên tử nhận thêm electron trở thành ion âm.
    *Electron có thể di chuyển trong một vật hay từ vật này sang vật khác vì độ linh động lớn.

    2, Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện:
    *Vật dẫn điện là những vật có các điện tích tự do có thể di chuyển được bên trong vật.
    * Vật cách điện là những vật có rất ít các điện tích tự do có thể di chuyển bên trong vật.

    3, Giải thích ba hiện tượng nhiễm điện:
    a, Nhiễm điện do cọ xát:

    Khi thanh thuỷ tinh cọ xát với lụa thì có một số electron di chuyển từ thuỷ tinh sang lụa nên thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương, mảnh lụa nhiễm điện âm.

    b, Nhiễm điện do tiếp xúc:
    Khi thanh kim loại trung hoà điện tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện thì có sự di chuyển điện tích từ quả cầu sang thanh kim loại nên thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với quả cầu.

    c, Nhiễm điện do hưởng ứng:
    Thanh kim loại trung hoà điện đặt gần quả cầu nhiễm điện thì các electron tự do trong thanh kim loại dịch chuyển. Đầu thanh kim loại xa quả cầu nhiễm điện cùng dấu với quả cầu, đầu thanh kim loại gần quả cầu nhiễm điện trái dấu với quả cầu.

    d, Định luật bảo toàn điện tích
    Ở một hệ vật cô lập về điện, nghĩa là hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác, thì tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số.
     

Chia sẻ trang này