Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Bài 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều

Thảo luận trong 'Chương 1: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM' bắt đầu bởi Vật Lí, 19/9/16.

  1. QuanAoTheThaoSkySport

    QuanAoTheThaoSkySport Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    18/8/17
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một ô tô chuyển động nhanh dần đều, sau $10$s ô tô đạt vận tốc $20$ m/s , ô tô chuyển động đều với vận tốc đó trong $10$ giây thì tài xế hãm phanh, ô tô đi thêm $10$ m thì dừng.
    a) Tìm gia tốc của ô tô trong các giai đoạn chuyển động .
    b) Tìm vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường.
     
    1. Tăng Giáp
      a) Tính $a_1, a_2, a_3.$
      - Ô tô chuyển động nhanh dần đều : $a_1$ = $\frac{20 - 0}{10} = 2 (m/s^2)$.
      - Ô tô chuyển động đều : $s_2 = 0.$
      - Ô tô chuyển động chậm dần đều : $a_3$ = $\frac{- v^2}{2s_3} = -20 (m/s^2)$
      b) Tính $v_{tb}$
      Thời gian ô tô chuyển động chậm dần đều : $t_3$ = -$\frac{v}{a_3} = 1$ (s)
      $s_1$ = $\frac{1}{2}a_1t^2_1 = 100$ (m) ; $s_2 = vt_2 = 200$ (m)
      Vận tốc trung bình : $v_{tb}$ = $\frac{s_1 + s_2 + s_3}{t_1 + t_2 + t_3}$ $\approx 14,76$ (m/s)
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  2. thachhan

    thachhan Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    11/3/16
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Chứng tỏ rằng trong chuyển đọng thẳng nhanh dần đều không có vận tốc đầu, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp tỉ lệ với các số lẻ liên tiếp $1, 3, 5…$
     
    1. Tăng Giáp
      Áp dụng công thức tính đường đi : $s= \frac{ 1}{2}at^{2}$
      Ta có : $s_{1}= \frac{ 1}{2}at^{2} ; s_{2}= \frac{ 1}{2}a \left( 2t \right)^{2}= \frac{ 4}{2}at^{2} ; s_{3}=\frac{ 9}{2}at^{2}...$
      $s_{n-1}= \frac{ 1}{2}a [\left( n-1 \right)t]^{2}= \frac{ \left( n-1 \right)^{2} }{2}at^{2}; s_{n}= \frac{ 1}{2}a \left( nt \right)^{2}= \frac{ n^{2}}{2}at^{2} $
      $\Delta s_{1}= s_{1}-0= \frac{ 1}{2}at^{2}; \Delta s_{2}= s_{2}-s_{1}= \frac{ 3}{2}at^{2}; \Delta s_{3}= s_{3}-s_{2}= \frac{ 5}{2}at^{2}...$
      $\Delta s_{n}= s_{n-1}-s_{n}= \frac{ 1}{2}[n^{2}- \left( n-1 \right)^{2} ]at^{2}= \frac{ 2n-1}{2}at^{2}$
      $\Rightarrow \frac{ \Delta s_{2}}{\Delta s_{1}}= 3; \frac{ \Delta s_{3}}{\Delta s_{1}}=5...; \frac{ \Delta s_{n}}{\Delta s_{n-1}}=2n-1$
      Tức là: $\Delta s_{1}; \Delta s_{2}; \Delta s_{3}...= 1;3;5...$
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  3. thachhan

    thachhan Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    11/3/16
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một ô tô đang chuyển động với vận tốc $18$km/h thì tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều và sau $20$s ô tô đi được $1,2$km. Tính gia tốc của ô tô khi đó và tìm vận tốc của ô tô sau khi nó đi được $30$s kể từ lúc tăng tốc.
     
    1. Tăng Giáp
      Áp dụng công thức:
      $s=x=v_0t+\frac{at^2}{2}$, với $s=1,2$km$=1200$m; $v_0=18$km/h$=5$m/s; $t=20$s
      suy ra $a=0,5$m/s$^2$.
      Vận tốc sau khi đi được $30$s: $v=v_0+at=20$m/s.
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  4. tebaotocngan

    tebaotocngan Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    8/10/17
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Sau khi chuyển bánh một đoàn tàu hoả chuyển động nhanh dần đều, và sau khi đi được $1$km nó đạt được vận tốc $36$km/h.
    1) Tính vận tốc của tàu hoả sau khi nó đi được $2$km.
    2) Tính quãng đường tàu hoả đi được khi nó đạt được vận tốc $72$km.
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn chiều dương trục $Ox$ cùng hướng với chuyển động, gốc toạ độ là vị trí ban đầu của tàu hoả, gốc thời gian là lúc tàu hoả bắt đầu chuyển bánh. Ta có:
      $v_t^2-v_0^2=2as$, suy ra: $a=\frac{v_t^2-v_0^2}{2s}$, với $v_0=0, v_1=36$km/h$=10$m/s; $s=1000$m
      suy ra $a=0,05$m/s$^2$.
      Vận tốc $v_1$ của tàu hoả sau khi đi được $2$km, tính theo công thức trên:
      $v_t^2-v_0^2=2as_1$, với $s_1=2$km$=2000$m
      suy ra $v_t^2=200 \rightarrow v=10\sqrt{2}=14,1$m/s
      2) Quãng đường tàu hoả đi được khi nó đạt được vận tốc $v_2=72$km/s$=20$m/s:
      $v_2^2-v_0^2=2as_2 \rightarrow s_2=\frac{v_2^2}{2a}=4000$m
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  5. Thái Hòa

    Thái Hòa Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    23/6/17
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Một viên bi được thả từ đỉnh $A$ của một mặt nghiêng $AB$ dài $1,8 m$. Chuyển động của viên bi trên dốc là nhanh dần đều. Xuống dốc viên bi lăn chậm dần đều tren đoạn đường nằm ngang và dứng lại tại điểm $C$ cách $B$ $ 1,8 m$. Biết rằng sau khi qua $B$ được $4s$, viên bi đến điểm $D$ và có vận tốc $0,2 m/s$. tìm đoạn đường $BD$ và thời gian bi lăn dốc.
     
    1. Tăng Giáp
      * Xét đoạn $AB$: $1,8=\frac{a_1}{2}t_1^2\Rightarrow t_1=\sqrt{\frac{3,6}{a_1} }$ vận tốc tại $B: v_B=\sqrt{3,6 a_1}$
      * Xét đoạn $BD$: $v_D=v_B+a_2.4$
      $\Rightarrow 0,2 \sqrt{3,6a_1}+4a_2 (1)$
      * Xét đoạn $BC$: $ v_C^2-v_B^2=2a_2.BC$
      $\Rightarrow -3,6a_1=3,6a_2\Rightarrow a_1=-a_2 (2)$
      Từ $(1)$ và $(2)$ ta có phương trình: $16 a_1^2-2a_1+0,04 =0$
      Phương trình này có hai nghiệm $a_1=0,1 m/s^2$ và $a_1=0,025 m/s^2$.
      - Với $a_1=0,1 m/s^2$. thời gian bi lăn trên dốc là $t_1=\sqrt{\frac{3,6}{0,1} }=6s$.
      $v_B=\sqrt{3,6a_1}=0,6 m/s$.
      Độ dài đoạn $BD$: $v_D^2-v_B^2=2a_2.BD\Rightarrow BD=1,6 m.$
      - Với $a_1=0,025 m/s^2$. Tương tự ta tìm được $t_1=12s$ và $BD=1 m$.
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  6. Thái Hải Ngọc

    Thái Hải Ngọc Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    2/11/17
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Hai xe máy cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau $400$m và cùng chạy theo hướng AB trên đoạn đường thẳng đi qua A và B, xe máy xuất phát từ A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc $0,025$m/$s^2$. Xe máy xuất phát từ B chuyển động nhanh dần đều với gia tốc $0,02$m/$s^2$. Chọn A làm gốc tọa độ chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc hai xe xuất phát.
    a) Viết phương trình tọa độ của mỗi xe máy.
    b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe máy đuổi kịp nhau.
    c) Tính vận tốc của mỗi xe máy tại vị trí đuổi kịp nhau.
     
    1. Tăng Giáp
      a) Các phương trình toạ độ:
      - Xe máy xuất phát từ A: $x_{1}=0,0125t^2$(m).
      - Xe máy xuất phát từ B: $x_{2}=400+0,01t^2$(m).
      b) Khi hai xe gặp nhau thì: $x_{1}=x_{2} \Leftrightarrow 0,0125t^2=400+0,01t^2$
      Hay $0,0025t^2=400 \Rightarrow t= \pm 400$. Vì $t>0$ nên chọn $t=400$s.
      Vị trí gặp: Thay $t=400s$ vào phương trình $x=0,0125t^2$ ta được:
      $x_{1}=0,0125(400)^2=2000m$.
      c) Tại lúc gặp, vận tốc xe thứ nhất: $v_{1}=a_{1}t=0,025.400=10m/s$.
      Vận tốc xe thứ hai: $v_{2}=a_{2}t=0,02.400=8m/s$.
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  7. thaichau3041975

    thaichau3041975 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    2/5/17
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một viên bi chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu trên máng nghiêng và trong giây thứ năm nó đi được quãng đường bằng $0,36$m.
    a) Tìm gia tốc của viên bi.
    b) Xác định quãng đường viên bi đi được sau $5$ giây kể từ khi nó bắt đầu chuyển động và vận tốc của viên bi ở cuối quãng đường đó.
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn chiều dương là chiều chuyển động của bi
      a) Từ công thức tính quãng đường: $s=\frac{at^2}{2}$
      Quãng đường đi được trong $4s$ đầu tiên: $s_{4}=\frac{a4^2}{2}=8a$.
      Quãng đường đi được trong $5s$ đầu tiên: $s_{5}=\frac{a5^2}{2}=12,5a$.
      Quãng đường đi được trong giây thứ $5$: $\Delta s=s_{5}-s_{4}=12,5a-8a=4,5a$.
      Ta có: $\Delta s=0,36m \Rightarrow a=\frac{0,36}{4,5}=0,08m/s^2$.
      b) Với $a=0,08m/s^2$ ta có $s_{5}=12,5a=12,5.0,08=1m$.
      Từ công thức $v=at \Rightarrow $ Vận tốc ở cuổi quãng đường $v=0,8.5=0,4m/s$.
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  8. thaichau3041975

    thaichau3041975 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    2/5/17
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Cùng một lúc một ôtô và một xe đạp khởi hành từ hai điểm A và B cách nhau $120$m và chuyển động cùng chiều, ôtô đuổi theo xe đạp. Ôtô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc $1$m/$s^2$, còn xe đạp chuyển động đều. Sau $20$ giây ôtô đuổi kịp xe đạp.
    a) Xác định vận tốc của xe đạp.
    b) Tìm khoảng cách giữa hai xe sau thời gian $50$s.
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai xe.
      a) Gọi $v$ là vận tốc của xe đạp.
      Quãng đường xe đạp đi được cho đến lúc gặp $s_{1}=vt$.
      Quãng đường ôtô đi được cho đến lúc gặp: $s_{2}=\frac{1}{2}at^2$.
      Khi gặp nhau ta có: $s_{2}-s_{1}=120 \Leftrightarrow \frac{1}{2}at^2-vt=120$
      Với $t=20s; a=1m/s^2 \Rightarrow v=4m/s$.
      b) Tại $t=50s$ thì $s_{1}=4.50=200m; s_{2}=\frac{1}{2}.1.50^2=1250m$.
      Khoảng cách giữa hai xe là: $\Delta s= 1250-120-200=930m$.
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  9. thaichau3041975

    thaichau3041975 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    2/5/17
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một ôtô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc $0,5$m/$s^2$, đúng lúc đó một tàu điện vượt qua nó với vận tốc $5$m/s và gia tốc $0,3$m/$s^2$.
    a) Viết phương trình chuyển động của ôtô và tàu điện trên cùng một hệ trục tọa độ. Chọn vị trí ban đầu của ôtô làm gốc tọa độ, chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc ôtô bắt đầu xuất phát.
    b) Khi ôtô đuổi kịp tàu điện thì lúc ấy vận tốc của ôtô là bao nhiêu?
     
    1. Tăng Giáp
      a) Các phương trình chuyển động:
      - Ôtô: $x_{1}=0,25t^2$(m).
      - Tàu: $x_{2}=5t+0,15t^2$(m).
      b) Khi ôtô đuổi kịp tàu điện ta có:
      $x_{2}=x_{1} \Leftrightarrow 5t+0,15t^2=0,25t^2$ hay $t(t-50)=0 \Rightarrow t=50s. $
      Phương tình vận tốc của ôtô: $v_{1}=a_{1}t=0,5t$
      Thay $t=50s$ vào ta có: $v_{1}=0,5.50=25m/s$.
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  10. tiendatnovaland

    tiendatnovaland Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    30/6/17
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một viên bi đang lăn với vận tốc $2$m/s thì xuống dốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc $0,3$m/$s^2$ và đến cuối dốc trong thời gian $10$ giây.
    a) Tìm chiều dài của dốc và vận tốc ở cuối dốc.
    b) Viết phương trình chuyển động của viên bi, từ đó xác định thời điểm khi bi ở chỉnh giữa dốc.
     
    1. Tăng Giáp
      a) Chọn trục Ox trùng với mặt dốc, gốc O ở đỉnh, chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc bi bắt đầu xuống dốc.
      Chiều dài của dốc chính là quãng đường bi đi được:
      $s=v_{o}t+\frac{1}{2}at^2=2.10+\frac{1}{2}0,3.10^2=35m$
      Vận tốc của bi ở chân dốc: $v_{t}=v_{o}+at=2+0,3.10=5m/s$.
      b) Phương trình chuyển động: $x=2t+0,15t^2$(m).
      Khi vật ở chính giữa dốc thì: $x=17,5m$. Ta có: $17,5=2t+0,15t^2$.
      Hay $0,15t^2+2t-17,5=0$(*)
      Giải (*) ta được: $t\approx 6s$; (nghiệm $t<0$ loại).
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  11. Tieu Yen Nhi

    Tieu Yen Nhi Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    30/8/17
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Hai vật cũng xuất phát một lúc tại A, chuyển động cùng chiều. Vật thứ nhất chuyển động đều với vận tốc $v_{1}=20$m/s, vật thứ hai chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc $0,4$ m/$s^2$. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc O trùng với A, gốc thời gian là lúc hai vật xuất phát.
    a) Viết phương trình chuyển động của hai vật. Từ đó xác định thời điểm và vị trí lúc hai vật gặp nhau.
    b) Viết phương trình vận tốc vật thứ hai. Xác định khoảng cách giữa hai vật tại thời điểm chúng có vận tốc bằng nhau.
     
    1. Tăng Giáp
      a) Phương trình chuyển động:
      Vật thứ nhất: $x_{1}=20t$(m).
      Vật thứ hai: $x_{2}=0,2t^2$(m).
      Khi hai vật gặp nhau thì $x_{1}=x_{2} \Leftrightarrow 20t=0,2t^2 \Rightarrow t=0$ và $t=100s$.
      Vị trí gặp: $x_{1}=x_{2}=20.100=2000m$
      Vậy hai vật gặp nhau tại thời điểm: $t=100s$ tại điểm cách A $2000m$.
      b) Phương trình vận tốc của vật thứ hai: $v_{2}=0,4t(m/s)$.
      Thời điểm lúc hai vật có vận tốc bằng nhau: $v_{2}=0,4t=20 \Rightarrow t=50s$.
      Toạ độ các vật lúc đó: $x_{1}=20.50=1000m; x_{2=0,2.50^2=500m}$
      Khoảng cách giữa hai vật: $\Delta x=x_{1}-x_{2}=500m$.
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  12. Tieu Yen Nhi

    Tieu Yen Nhi Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    30/8/17
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một viên bi chuyển động nhanh dần đều với gia tốc $0.2$m/$s^2$ và vận tốc ban đầu bằng không.
    a) Tính quãng đường đi được của bi trong $3$ giây đầu tiên và trong giây thứ $3$.
    b) Tính vận tốc trung bình của bi trong $3$ giây đầu tiên và trong giây thứ $3$.
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
      a) Công thức đường đi:
      $s=\frac{1}{2}at^2$.
      Quãng đường đi được sau $3s$:
      $s_{3}=\frac{1}{2}0,2.3^2=0,9m$.
      Quãng đường đi được trong $2s$ đầu:
      $s_{2}=\frac{1}{2}0,2.2^2=0,4m$.
      Quãng đường đi được trong giây thứ $3$:
      $\Delta s=s_{3}-s_{2}=0,9-0,4=0,5m$.
      b) Vận tốc trung bình trong $3s$ đầu tiên:
      $v_{tb1}=\frac{s_{3}}{t}=\frac{0,9}{3}=0,3m/s$.
      Vận tốc trung bình trong giây thứ ba:
      $v_{tb3}=\frac{\Delta s}{t}=\frac{0,5}{1}=0,5m/s.$
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  13. Tieu Yen Nhi

    Tieu Yen Nhi Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    30/8/17
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một tàu hỏa bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc $0,1$m/$s^2$.
    a) Cần bao nhiêu thời gian để tàu đạt đến vận tốc $36$km/h và trong thời gian đó tàu đi được quãng đường là bao nhiêu.
    b) Khi đạt đến vận tốc $36$km/h, tàu hỏa chuyển động thẳng đều. Tính quãng đường mà tàu hỏa đi được trong $5$ phút kể từ khi bắt đầu chuyển động.
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn chiều dương là chiều chuyển động:
      a) Với $v=36$km/h = $10$m/s, $v_{o}=0, a=0,1m/s^2$
      Từ $a=\frac{v-v_{o}}{t} \Rightarrow t=\frac{v-v_{o}}{a}=\frac{10-0}{0.1}=100s$.
      Vậy thời gian để tàu đạt đến vận tốc $36km/h$ là $100s$.
      Đường đi của tàu: $s=\frac{at^2}{2}=\frac{0,1.100^2}{2}=500m$
      b) Thời gian tàu chuyển động thẳng đều $t’=300-100=200s$.
      Quãng đường vật chuyển động thẳng đều: $s’ = v.t’=10.200=2000.$
      Tổng quãng đường vật đi được trong $5$ phút:
      $S=s+s’=500+2000=2500m=2,5km.$
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  14. Vũ dương đức

    Vũ dương đức Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    20/4/17
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một tàu hỏa bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc $0,1$m/$s^2$.
    a) Cần bao nhiêu thời gian để tàu đạt đến vận tốc $36$km/h và trong thời gian đó tàu đi được quãng đường là bao nhiêu.
    b) Khi đạt đến vận tốc $36$km/h, tàu hỏa chuyển động thẳng đều. Tính quãng đường mà tàu hỏa đi được trong $5$ phút kể từ khi bắt đầu chuyển động.
     
  15. Vũ Hùng

    Vũ Hùng Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    20/4/17
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Cùng một lúc từ hai điểm A và B cách nhau $50$m có hai vật chuyển động ngược chiều để gặp nhau. Vật thứ nhất xuất phát từ A chuyển động đều với vận tốc $5$m/s, vật thứ hai xuất phát từ B chuyển động nhanh dần đếu không vận tốc ban đầu với gia tốc $2$m/$s^2$. Chọn trục Ox trùng với đường thẳng AB, gốc O trùng với A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc hai vật xuất phát.
    a) Viết phương trình chuyển động của mỗi vật.
    b) Định thời điểm và vị trí lúc hai vật gặp nhau.
    c) Xác định thời điểm mà tại đó hai vật có vận tốc bằng nhau.
     
    1. Tăng Giáp
      a) Phương trình chuyển động:
      Vật thứ nhất: $x_{1}=5t$(m).
      Vật thứ hai: $x_{2}=120-t^2$(m)

      b) Khi gặp nhau thì $x_{1}=x_{2}=> 5t=120-t^2$ hay $t^2+5t-50 =0$ (*).
      Giải phương trình (*) ta được $t_{1}=5s; t_{2}=-10s$(loại).
      Vị trí gặp: $x_{1}=x_{2}=5.5=25$m.
      Vậy hai vật gặp nhau tại thời điểm $t=5$s tại vị trí cách A $25$m.

      c) Khi hai vật có vận tốc bằng nhau thì $v_{1}=v_{2}=5$m/s.
      Phương trình vận tốc của vật thứ $2$: $v_{2}=2t=5 => t=2,5$s.
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  16. Vũ Long

    Vũ Long Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    1/11/17
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một vật chuyển động nhanh dần đều trên quãng đường AB với gia tốc $4$m/$s^2$. Biết vận tốc ở đầu quãng đường A và $a_{A}=2$m/s và vận tốc ở cuối quãng đường B là $v_{B}=30$m/s.
    a) Tính quãng đường AB.
    b) Chứng tỏ rằng vận tốc trung bình trong trường họp này có thể tính bằng công thứ $v_{tb}=\frac {v_{A}+v_{B}}{2}$.
    c) Tại thời điểm nào vận tốc tức thời của vật có giá trị bằng vận tốc trung bình đã tính ở câu b.
     
    1. Tăng Giáp
      a) Từ công thức $v^2-v_{o}^2=2as$
      $ \Rightarrow $ Quãng đường AB $=s=\frac{v^2-v_{o}^2}{2a}=\frac{20^2-2^2}{2.4}=49,5$m.
      b) Gọi $t$ là thời gian chuyển động, ta có: $t=\frac{v_{A}-v_{B}}{a}$.
      Vận tốc trung bình: $v_{tb}=\frac{s}{t}=\frac{\frac{v^2-v_{o}^2}{2a}}{\frac{v_{A}-v_{B}}{a}}=\frac{v_{A}+v_{B}}{2}$.
      c) Ta có vận tốc trung bình $v_{tb}=\frac{v_{A}+v_{B}}{2}=\frac{2+30}{2}=16$m/s.
      Ta có: $t=\frac{v-v_{A}}{a}=\frac{16-2}{4}=3,5$s. Vậy tại $t=3,5$s thì $v=v_{tb}$.
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  17. Vũ Luận

    Vũ Luận Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    23/4/17
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu $4$m/s và gia tốc $2$m/$s^2$.
    a) Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian của vật. Sau bao lâu vật đạt vận tốc $20$m/s. Tính quãng đường đi được trong thời gian đó.
    b) Viết phương trình chuyển động của vật, từ đó xác đinhk vị trí mà tại đó vận tốc của vật là $20$m/s.
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ trùng với vị trí ban đầu của vật, gốc thời gian là lúc xuất phát.

      [​IMG]
      a) Phương trình vận tốc: $v=4+2t$ (m/s). Đồ thì vận tốc – thời gian được biểu diễn như hình vẽ:

      Khi $v=20$m/s thì $t=\frac{20-4}{2}=8$s.

      Từ công thức $v^2-v_{o}^2=2as $
      $\Rightarrow $ Quãng đường $s=\frac{v^2-v_{o}^2}{2a}=\frac{20^2-4^2}{2.2}=96$m.

      b) Phương trình chuyển động: $x=4t+t^2$(m).

      Khi $v=12$m/s thì $t=\frac{12-4}{2}=4 $
      $\Rightarrow $ toạ độ $x=4.4 + 4^2=32$m.
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  18. Vũ Ngọc Tú

    Vũ Ngọc Tú Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    2/9/17
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một chiếc máy bay phản lực hạ cánh đường băng với vận tốc $69m/s$ và chuyển động chậm dần đều để sau khi chạy quãng đường $750m$ thì vận tốc chỉ còn bằng $6,1m/s$. Tính độ lón gia tốc của máy bay này?
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn chiều dương là chiều chuyển động:
      $a= \frac{v^2-v_0^2}{2s}= \frac{6,1^2-69^2}{2.7,5.10^2}=-3,2m/s^2 $.
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  19. Vũ Thị Lương

    Vũ Thị Lương Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    29/10/17
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Trên quãng đường thẳng dài $32km$ giữa Hà Nội và Bắc Ninh, một xe đạp chạy từ Hà Nội với vận tốc không đổi $36km/h$ trong khoảng thời gian $t$, sau đó chạy chậm dần đều trong thời gian $20s$ cho đến khi có vận tốc $28,8 km/h$ thì chuyển động đều với vận tốc này cũng trong khoảng thời gian $t$ thì vừa đến Bắc Ninh.
    Hãy tính thời gian tổng cộng xe đã chạy.
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn gốc tọa độ là Hà Nội, chiều dương là chiều chuyển động, các vận tốc đều có giá trị dương.
      + Quãng đường đầu tiên xe chạy thẳng đều với vận tốc $36km/h=10m/s$ là $s_1= x_1-x_0=10t$.
      + Trên quãng đường thứ hai, từ vận tốc đầu là $10m/s$, xe giảm tốc độ cho đến khi có vận tốc $28,8km/h=8m/s$ nên gia tốc được tính:
      $a= \frac{8-10}{20} =-0,1 m/s^2$.
      Vậy, nếu chọn gốc thời gian mới là lúc xe đạp bắt đầu chạy chầm dần đều thì quãng đường thứ hai này dài:
      $s_2= x_2-x_1=\frac{1}{2}at'^2+v_0t' ; $
      $=\frac{1}{2} (-0,1).20^2+10. 20= 1,8.10^2 m$.
      +Quãng đường thứ ba dài: $s_3=x_3-x_2= 8t$.
      Vì quãng đường Hà Nội-Bắc Ninh dài $32km=32.10^3m$ nên:
      $s_1+s_2+s_3 =10t+1,8.10^2+8t= 32.10^3 m$;
      $t= 1,8.10^3 s$.
      Vậy thời gian chạy xe bằng :
      $t+20 +t=1,8.10^3+20+1,8.10^3=3,6.10^3 s= 1h$.
       
      Tăng Giáp, 19/11/17
  20. Vũ thị Ngoan

    Vũ thị Ngoan Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    4/5/17
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Khi đổ bộ xuống Mặt Trăng một mô đun của con tàu không gian rơi tự do thẳng đứng. Sau khi rơi được quãng đường $93,8m$, vận tốc của mô đun tăng từ $10m/s$ lên $20 m/s$.
    a) Tính gia tốc trọng trường ở Mặt Trăng và thời gian rơi.
    b) Ngay khi đạt vận tốc $20m/s$, các động cơ khởi động để mô đun chuyển động chậm dần đều và hạ xuống bề mặt của Mặt Trăng với vận tốc bằng $3m/s$ sau thời gian là $340s$. Hãy tính độ cao của mô đun đối với bề mặt của Mặt Trăng khi khởi động các động cơ này.
     
    1. Tăng Giáp
      a) Trọn trục tọa độ có gốc ở vị trí bắt đầu rơi, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian là lúc bắt đầu rơi. Ta có tọa độ và vận tốc ban đầu lần lượt là $x_0= 0, v_0= 10m/s$. Với tọa độ và vận tốc lúc sau là $x= 93,8m/s$ và $v=20m/s$, ta tính được gia tốc trọng trường ở Mặt Trăng :
      $g_T= \frac{v^2-v_0^2}{2(x-x_0)} =\frac{20^2-10^2}{2.(93,8-0)}=1,6m/s^2 $.
      Từ kết quả trên, ta nhận xét rằng gia tốc trọng trường ở Mặt Trăng chỉ bằng khoảng $1/6$ gia tốc trọng trường ở Trái Đất.
      Thời gian rơi của mô đun được tính:
      $t=\frac{v-v_0}{g_T} =\frac{20-10}{1,6} =6,26 s$.
      b) Gia tốc của mô đun trong giai đoạn sau được tính:
      $a=\frac{v'-v}{t'} =\frac{3-20}{340} =-5.10^{-2} m/s^2$.
      Độ cao của mô đun khi bắt đầu khởi động các động cơ làm hãm chuyển động được tính:
      $h=x'-x= \frac{v'^2-v^2}{2a} =\frac{3^2-20^2}{2. (-5.10^{-2})} =3,91.10^3 (m)= 3,91 km$.
       
      Tăng Giáp, 19/11/17

Chia sẻ trang này