Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Bài 9. SỰ TỪ HÓA TRÁI ĐẤT

Thảo luận trong 'Chương 4. Từ trường.' bắt đầu bởi Tăng Giáp, 14/10/16.

  1. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    16/11/14
    Bài viết:
    4,630
    Đã được thích:
    282
    Điểm thành tích:
    83
    Giới tính:
    Nam
    1. Độ từ thiên. Độ từ khuynh
    a. Độ từ thiên:

    Đ/n: Góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý gọi là độ từ thiên (hay góc từ thiên), kí hiệu là D
    Quy ước: Độ từ thiên ứng với trường hợp cực Bắc của kim la bàn lệch sang phía Đông là độ từ thiên dương, ngược lại độ từ thiên âm

    b. Độ từ khuynh
    Góc hợp bởi kim nam châm của la bàn từ khuynh và mặt phẳng nằm ngang gọi là độ từ khuynh (hay góc từ khuynh), kí hiệu là I.
    Quy ước: I >0: cực bắc của kim nam châm nằm phía dưới mặt phẳng nằm ngang, ngược lại I<0.

    2. Các từ cực của Trái Đất
    - Trái Đất có hai địa cực: cực Bắc, cực Nam; ngoài ra còn có hai cực từ
    - Chiều đường sức từ của Trái Đất là chiều Nam- Bắc
    - Cực từ nằm ở Nam bán cầu là từ cực Bắc, cực từ nằm ở Bắc bán cầu là từ cực Nam.

    3. Bão từ
    - Tại một nơi cố định, các yếu tố của từ trường Trái Đất (cảm ứng từ, độ từ thiên, độ từ khuynh…) có những biến đổi theo thời gian. Nếu những biến đổi này xảy ra hầu như cùng một lúc trên toàn cầu thì gọi lag bão từ.
    - Có hai loại: bão từ mạnh, bão từ yếu.
    - Đa số những cơn bão từ yếu thường xảy ra trong thời gian ngắn, ngược lại có những cơn ão từ mạnh kéo dài đến hàng chục giờ, thậm chí vài ngày.
    - Bão từ mạnh thường chỉ xuất hiện trong thời gian hoạt động mạnh của Mặt Trời, ảnh hưởng rất đáng kể đến liên lạc vô tuyến trên hành tinh.
     

Chia sẻ trang này