Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Sóng điện từ trong đề thi đại học từ 2010 đến 2017

Thảo luận trong 'Tài liệu' bắt đầu bởi Tăng Giáp, 28/12/17.

  1. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    16/11/14
    Bài viết:
    4,630
    Đã được thích:
    282
    Điểm thành tích:
    83
    Giới tính:
    Nam
    Sóng điện từ trong đề thi đại học từ 2010 đến 2017

    Câu 1 [TG]: Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 3 μH và tụ điện có điện dung biến thiên trong khoảng từ 10 pF đến 500 pF. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Trong không khí, tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 m/s, máy thu này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng trong khoảng
    A. từ 100 m đến 730 m.
    B. từ 10 m đến 73 m.
    C. từ 1 m đến 73m.
    D. từ 10 m đến 730m.
    Câu 2 [TG]: Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 μH và tụ điện có điện dung thay đổi được. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Trong không khí, tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 m/s, để thu được sóng điện từ có bước sóng từ 40 m đến 1000 m thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện có giá trị
    A. từ 9 pF đến 5,63nF.
    B. từ 90 pF đến 5,63 nF.
    C. từ 9 pF đến 56,3 nF.
    D. từ 90 pF đến 56,3 nF.
    Câu 3 [TG]: Khoảng cách từ một anten đến một vệ tinh địa tĩnh là 36000 km. Lấy tốc độ lan truyền sóng điện từ là 3.10$^8$ m/s. Thời gian truyền một tín hiệu sóng vô tuyến từ vệ tinh đến anten bằng
    A. 1,08 s.
    B. 12 ms.
    C. 0,12 s.
    D. 10,8 ms.
    Câu 4 [TG]: Một tụ điện có điện dung C tích điện Q0. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L1 hoặc với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L2 thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là 20mA hoặc 10 mA. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L3=(9L1+4L2) thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là
    A. 9 mA.
    B. 4 mA.
    C. 10 mA.
    D. 5 mA.
    Câu 5 [TG]: Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó vectơ cường độ điện trường có
    A. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây.
    B. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.
    C. độ lớn bằng không.
    D. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.
    Câu 6 [TG]: Mạch dao động dùng để chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện có điện dung C0 và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Máy này thu được sóng điện từ có bước sóng 20 m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 60 m, phải mắc song song với tụ điện C0 của mạch dao động với một tụ điện có điện dung
    A. C = 2C0.
    B. C = C0.
    C. C = 8C0.
    D. C = 4C0.
    Câu 7 [TG]: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số của dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000 Hz thực hiện một dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là
    A. 1600
    B. 625
    C. 800
    D. 1000
    Câu 8 [TG]: Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất ∆t thì điện tích trên bản tụ này bằng một nửa giá trị cực đại. Chu kì dao động riêng của mạch dao động này là
    A. 6∆t.
    B. 12∆t.
    C. 3∆t.
    D. 4∆t.
    Câu 9 [TG]: Xét hai mạch dao động điện từ lí tưởng. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T1, của mạch thứ hai là T2 = 2T1. Ban đầu điện tích trên mỗi bản tụ điện có độ lớn cực đại Q0. Sau đó mỗi tụ điện phóng điện qua cuộn cảm của mạch. Khi điện tích trên mỗi bản tụ của hai mạch đều có độ lớn bằng q (0 < q < Q0) thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ nhất và độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ hai là
    A. 1/4.
    B. 1/2.
    C. 4.
    D. 2.
    Câu 10 [TG]: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Để tần số dao động riêng của mạch là f1√5 thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị
    A. 0,2C1.
    B. C1/√5.
    C. 5C1.
    D. C1√5.

    Đề bài: Tải về
    Đáp án: Tải về
     

Chia sẻ trang này